Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Làm chủ bố cục khi chụp ảnh

 Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Làm chủ bố cục khi chụp ảnh
Làm chủ bố cục khi chụp ảnh
Một trong những quy luật đầu tiên về bố cục mà chúng ta được học trong nhiếp ảnh là quy tắc 1/3. Nhưng sau khi đã hiểu được nó, chúng ta có thể làm gì hơn để cải thiện bố cục những bức ảnh của mình? Quy tắc đó sẽ giúp bạn bắt đầu, nhưng bố cục còn chứa đựng nhiều yếu tố khác chứ không chỉ là việc bạn đặt đối tượng của mình ở chỗ nào trong khung hình
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá thêm một vài khía cạnh của bố cục trong nhiếp ảnh, để đảm bảo rằng bạn hoàn toàn hiểu được làm thế nào để có được những bức ảnh hoàn hảo.

Tôi chưa bao giờ thích thuật ngữ "quy tắc 1/3". "Cách tiếp cận 1/3" có vẻ chính xác hơn, nhưng lại khó nhớ. Tại sao lại là "cách tiếp cận"? Bởi vì thỉnh thoảng vị trí tốt nhất để đặt đối tượng của bạn vào khung hình lại là trung tâm, hoặc ở cạnh. Khi bạn bắt đầu suy nghĩ về bố cục như một 'quy tắc', bạn đang chụp ảnh theo một công thức cứng nhắc. Bạn đang ở trong vòng nguy hiểm khi làm việc bằng cái đầu mà không phải bằng con tim (tốt nhất, hai thứ này nên đi cùng nhau).


Đảo đá, đối tượng chính trong bức hình trên, đã được tôi đặt ở giữa rìa trên của ảnh, chỉ vì nó có liên quan mật thiết với ảnh phản chiếu của mây trời. Bố cục là sự cân bằng giữa mây trắng và đá đen. Cảnh này gần như sẽ không bao giờ có thể chụp được nếu chúng ta cứng nhắc sử dung 'quy tắc' một phần ba.

1. Hướng dẫn

Trong bài viết này, có 7 hướng dẫn để cải thiện bố cục của bạn. Hãy suy nghĩ về chúng như những biển báo trên con đường đi đến đỉnh cao nhiếp ảnh của bạn. Chúng sẽ đưa bạn đến đó, nhưng bạn vẫn có quyền tự do đi theo con đường của riêng bạn vào bất cứ thời điểm nào.

2.Thử thách chính mình

Đây là một thử thách dành cho bạn. Với mỗi luận điểm trong bài viết này, bạn hãy tự đặt ra cho mình một mục tiêu để luyện tập. Đi ra ngoài và chụp một vài bức ảnh. Những thông tin bạn đang đọc sẽ trở nên có giá trị hơn bao giờ hết, và bạn sẽ học được rất nhiều về bố cục, ảnh bạn chụp được cũng sẽ đẹp hơn.

3. Những đường thẳng

Những đường thẳng sẽ đưa mắt người xe từ điểm này đến điểm khác trên cùng một bức ảnh. Hãy tìm mọi đường thẳng có thể dẫn đến đối tượng của bạn. Tránh những đường thẳng dẫn dắt mắt người xem ra ngoài ảnh của bạn. Hãy nhớ, đường thẳng vẫn có thể cong cũng như thẳng như cái tên của nó.

Những đường thẳng được tao ra bởi chiếc thuyền trong ảnh trên đã dẫn mắt người đọc giữa bức hình. Mắt bạn đã đi từ theo đường chiếc thuyền cũng như là từ đất liền ra biển.


Những đường thẳng tương đồng trong bức ảnh này lại cực kỳ mạnh mẽ, dẫn mắt người xem từ mặt đất trước mắt đến tận đường chân trời. Đó là một bố cục hết sức thông minh. Những đường xéo tạo cảm giác chuyển động cho bức ảnh, và giúp bạn tạo ra một bức ảnh có sức ảnh hưởng đến người xem.

4. Tiền cảnh thú vị

Đừng thờ ơ với tiền cảnh (foreground) trong ảnh của bạn. Hãy khiến tiền cảnh làm việc cho bạn. Như thế nào ư? Cách tốt nhất là hãy đảm bao rằng có thứ gì đó thú vị để khiến người khác phải nhìn vào. Nghĩa là bạn hãy tìm một thứ gì đó thú vị, nhưng không gây ảnh hướng đến hoặc không làm giảm sự chú ý đến đối tượng chính của bạn.
Đối tượng của bạn là trung tâm của bức ảnh (điều này không có nghĩa là vị trí của nó phải nằm giữa khung hình, mà nó là phần quan trọng nhất trong đó). Những yếu tố xung quanh đối tượng, như tiền cảnh nên có một vai trò hỗ trợ.
Bức ảnh này là một ví dụ khá rõ ràng, phần nền đất xung quanh đường ray có bề mặt khá thú vị và nó giúp thiết lập cảnh cho toa tàu.


Nếu như có thì tiền cảnh trong bức hình này có gì thú vị? Đó là chẳng có gì thú vị. Thứ thú vi hơn là bầu trời kia, dãy núi và nhà thời. Tiền cảnh quá tẻ nhạt nên tôi đã không đưa nó vào.


Cũng có một cách tiếp cận khác - đặt đối tượng của bạn làm tiền cảnh như ở đây chẳng hạn. Cái hố chính là đối tượng; khói, núi và bầu trời là những chi tiết hỗ trợ.

5. Chọn ống kính

Ống kính nào là tốt nhất để chụp ảnh. Có ba lựa chọn cơ bản: góc rộng, chuẩn, và tele. Mỗi ống kính đều có tính năng riêng, thích hợp với một số đối tượng nhất định.
Ống kính góc rộng khá thú vị. Bạn có thể đứng gần đối tượng mình, dùng ống góc rông để chụp mà vẫn có được nhiều phông nền (background). Ống kính góc rộng có ích cho nhiếp ảnh vì để chụp được một bức ảnh đẹp, đôi lúc bạn chỉ có thể đứng gần đối tượng. Bức ảnh trên là ảnh một học sinh Bolivia. Cậu ta đứng rất gần máy ảnh của tôi, và ống kính góc rộng cho phép tôi chụp được cả những người bạn của cậu ấy.

Một cách khác là dùng ống kính tele khi bạn chỉ cần chụp đối tượng của mình và không quan tấm đến phông nền. Bạn có thể làm điều này bằng cách mở khẩu lớn (f nhỏ) để xóa phông. Hoặc bạn có thể tách biệt đối tượng của bạn khỏi môi trường, như bức ảnh hai cô gái Bolivia trên đây. Bức ảnh này rất khác với bức có cậu học sinh ở trên kia, và lý do chính là nó được chụp với ống kinh tele, không phải ống kính góc rộng.

Nếu bạn bạn không có một ống kính góc rộng hay một ống kính tele, bạn vẫn có thể luyện tập những thứ này bằng cách sử dụng những điểm mút của một ống kính thông thường (ví dụ 18mm và 55mm đối với một ống kính 18-55). Độ dài tiêu cự như vậy là tương đối tốt để bạn có thể thử nghiệm với nhiều bức ảnh khác nhau.

6. Khoảng siêu trống

Nếu vùng không gian xung quanh đối tượng của bạn trống trải hoàn toàn, như bức ảnh vỏ sò dưới đây, vùng không gian đó được gọi là 'khoảng siêu trống' vì gần như chẳng có gì trong đó. Khoảng siêu trống giống như một căn phòng rộng dành cho đối tượng của bạn vậy. Nó cũng có thể toát lên được môi trường của đối tượng của bạn.


Robert Capa, nhiếp ảnh gia, phóng viên báo ảnh người Hungary đã từng nói: "If your picture isn't good enough, you're not close enough" (Nếu bức ảnh của bạn chưa đủ tốt, nghĩa là bạn chưa đủ gần). Rất nhiều bài viết khuyến khích bạn hãy đến gần hơn với đối tượng của bạn. Nhưng thỉnh thoảng bạn có thể tạo một bức ảnh đẹp bằng cách lùi lại và lấy thêm một chút khoảng siêu trống xung quanh đối tượng của mình.

7. Hình khối và hoa văn

Hãy tìm kiếm những hình khối và hoa văn thú vị. Chúng có thể là hoa văn từ thiên nhiên, hoặc hình khối của những tòa nhà sừng sững giữa bầu trời. Khi bạn đã tìm ra thứ gì đó thú vị, tiến lại gần và tập trung vào thứ hình khối hay hoa văn đã lọt vào mắt xanh của bạn đó.


Bức ảnh về những lá súng này bao gồm một loạt những hình gần tròn. Tôi đã tiến lại gần và dùng một filter thích hợp để loại bỏ sự phản chiếu của mặt nước. Nó đẹp khi có màu, và tuyệt vời khi trắng đen. Trắng đen tuyệt vời hơn vì màu sắc sẽ làm giảm sự chú ý đến hình thù mà những lá súng đã vẽ ra trên mặt nước.

8. Độ tương phản

Sự tương phản là một yếu tố quan trọng trong bố cục. Mọi thứ xung quanh ta đều có sự tương phản. Một khi bạn ý thức được hiệu quả của sự tương phản, bạn có thể cố tình tìm và tạo ra nó. Một vài loại tương phản đem lại hiệu quả trong các bức ảnh là sự tương phản giữa cũ và mới, sáng và tối, thô và mịn, lỏng và rắn, hay nóng và lạnh.


Những bông hoa này là một ví dụ cho sự tương phản về màu sắc. Bông hoa đỏ đậm tương phản với phông nền xanh lá. Những màu sắc khác nhau cũng sẽ bổ sung cho nhau, có nghĩa là chúng làm việc cùng nhau. Một số màu nghịch nhau (như đỏ và xanh dương) cũng là một loại tương phản khác mà bạn có thể sử dụng.


Có một sự tương phẩn ở đây giữa ngôi nhà cũ xuống cấp và cảnh đẹp xung quanh nó. Bức ảnh được chụp ở một vùng hẻo lánh ở miền Nam Chi Lê nơi người dân sống trong những ngôi nhà được làm bằng gỗ. Họ không có nhiều tiền, nhưng xung quanh họ là vẻ đẹp đầy khắc nghiệt của dãy Andes ở Chi Lê.


Có đến hai kiểu tương phản trong bức ảnh này. Đầu tiên là sự tương phản giữa màu trắng của dòng nước và màu đen của đá. Kiểu này gọi là tương phản về tông màu. Tương phản tông màu là hết sức cần thiết với nhu74ng bức ảnh trắng đen và cũng rất hiệu quả đối với ảnh màu. Kiểu thứ tương phản thứ hai là giữ những tảng đá và dòng nước. Nước mềm mỏng và chuyển động, trong khi đá cứng và đứng yên. Hiệu ứng này được tạo ra bằng cách kết hợp máy ảnh, chân máy, và tùy chỉnh thời gian phơi sáng lâu một chút để làm mịn chuyển động của nước.

9. Sự đơn giản

Đã đến thời điểm để áp dụng tất cả những hướng dẫn phía trên cùng nhau. Nếu còn một nguyên lý nào khác giúp ích cho bạn trong trường hợp này, thì đó là sự đơn giản. Quyết định yếu tố quan trọng nhất trong bức ảnh, và loại bỏ bất cứ thứ gì không liên quan. Mỗi phần trong ảnh của bạn đều có giá trị. Nếu không tạo ra giá trị, hãy đem chúng ra ngoài khung hình của bạn. Bố cục sẽ trở nên đơn giản hơn, đậm đà hơn và hiệu quả hơn. Ảnh của bạn sẽ có sức hút hơn và thông điệp của bạn sẽ rõ ràng hơn rất nhiều.


Tôi chụp bức ảnh này ở Bolivia. Đó là một ngôi làng hẻo lánh và người dân địa phương mang sandal làm từ vỏ xe cao su. Tôi muốn chụp một chiếc sandal và đã zoom thẳng vào chân người đàn ông này. Bức ảnh bạn chân và chiếc sandal của người đàn ông - và chỉ thế thôi.


Bức ảnh này là một tảng đá đang đứng là một ví dụ khác về sự đơn giản. Tôi muốn chụp hình dạng không bình thường của tảng đá. Bức ảnh cũng có sự tương phản về tông màu, giữa đá sáng và nền tối. Và cũng có một sự tương phản giữ chất liệu cứng của đá, nhân tạo và cây cỏ mềm mại, tự nhiên xung quanh nó.

10. Kết luận

Việc áp dụng những nguyên tắc để tạo ra một bức hình đẹp là rất quan trọng, nó sẽ rất có ích trong rất nhiều trường hợp khác nhau. Nếu bạn định thử kiểm chứng một điều gì đó trong bài viết này, hãy nhớ rằng bố cục sẽ trở nên ý nghĩa hơn nhiều khi cảm nhận bằng con mắt nghệ thuật của bạn. Cầm máy lên nào, và dùng trái tim của mình để chụp ảnh thôi.
Tác giả bài viết: 

Các nguyên tắc Bố Cục.

 Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Các nguyên tắc Bố Cục.
Các nguyên tắc Bố Cục.
Một trong số các nguyên tắc cần có nhất, quan trọng nhất là Nguyên tắc Cân bằng. Bất kỳ một thiết kế đồ họa, hay một tác phẩm nghệ thuật đều phải thực hiện tốt yếu tố cân bằng.
 Các nguyên tắc cơ bản để tạo thành một tác phẩm hoàn hảo.

Balance – Cân bằng


Một trong số các nguyên tắc cần có nhất, quan trọng nhất là Nguyên tắc Cân bằng. Bất kỳ một thiết kế đồ họa, hay một tác phẩm nghệ thuật đều phải thực hiện tốt yếu tố cân bằng.
Nó là gì và làm thế nào là nó đạt được trên một bề mặt phẳng? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải nghĩ về một tác phẩm ba chiều của nghệ thuật. Nếu các phần không thể cân bằng hoặc được giữ, chúng sẽ đổ.
Đối với hình ảnh tạo ra trên một bề mặt bằng phẳng như một thiết kế hay một bức tranh sơn dầu cùng một nguyên tắc cân bằng được áp dụng. Tuy nhiên, thay vì có thể chất cân bằng thực tế, các nghệ sĩ cần phải tạo ra một ảo giác về sự cân bằng, được gọi là cân bằng thị giác.
Một trong số các nguyên tắc cần có nhất, quan trọng nhất là Nguyên tắc Cân bằng. Bất kỳ một thiết kế đồ họa, hay một tác phẩm nghệ thuật đều phải thực hiện tốt yếu tố cân bằng.
Nó là gì và làm thế nào là nó đạt được trên một bề mặt phẳng? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải nghĩ về một tác phẩm ba chiều của nghệ thuật. Nếu các phần không thể cân bằng hoặc được giữ, chúng sẽ đổ.
Đối với hình ảnh tạo ra trên một bề mặt bằng phẳng như một thiết kế hay một bức tranh sơn dầu cùng một nguyên tắc cân bằng được áp dụng. Tuy nhiên, thay vì có thể chất cân bằng thực tế, các nghệ sĩ cần phải tạo ra một ảo giác về sự cân bằng, được gọi là cân bằng thị giác.

Trong cân bằng thị giác, mỗi khu vực của bức tranh cho thấy một trọng lượng hình ảnh nhất định, một mức độ nhất định nhẹ hoặc nặng. Ví dụ, màu sắc ánh sáng xuất hiện nhẹ hơn trọng lượng hơn so với màu tối. Màu rực rỡ ảnh hưởng thị giác nặng hơn màu sắc trung tính trong cùng khu vực.
Màu sắc ấm như màu vàng có xu hướng mở rộng diện tích về kích thước, trong khi màu lạnh như màu xanh có xu hướng giữ diện tích.  Và trong suốt ảnh hưởng thị giác ít nặng hơn các khu vực mờ đục.
Trong nguyên tắc cân bằng có hai dạng: Cân bằng đối xứng và Cân bằng bất đối xứng.

Cân bằng đối xứng:

Đây là dạng cân bằng phổ biến trong tự nhiên. Chia ra bởi một trục giữa và không có sự khác biệt trong hai bên.
Cân bằng bất đối xứng
Cân bằng bất đối xứng được sử dụng hầu hết trong các thiết kế và các tác phẩm nghệ thuật.
Bất đối xứng cân bằng là khi cả hai bên trục trung tâm là không giống nhau, nhưng vẫn xuất hiện để lại cùng trọng lượng thị giác. Nó là một sự  ”cảm thấy” cân bằng hoặc cân bằng giữa các bộ phận của một thành phần hơn là thực tế. Nếu các nghệ sĩ có thể cảm nhận, đánh giá và ước tính các yếu tố khác nhau và trọng lượng thị giác, điều này sẽ cho phép anh ta / cô ấy tạo sự cân bằng tổng thể.

Chúng ta có thể sử dụng các yếu tố, màu sắc, kích thước, hình dáng, không gian, số lượng, sắc độ để tạo nên Cân bằng bất đối xứng.

Trong thiết kế đồ họa bắt buộc phải có sự cân bằng.

Bức bữa tiệc cuối cùng của Davinci là ví dụ mẫu mực về yếu tố Cân Bằng trong nghệ thuật

Tương phản – Contrast

Sau nguyên tắc Cân bằng thì nguyên tắc Tương phản cũng là một nguyên tắc cần chú ý cho thiết kế của bạn.
Tương phản trong nghệ thuật và thiết kế xảy ra khi hai yếu tố liên quan là khác nhau. Quá nhiều điểm giống nhau của các thành phần trong thiết kế sẽ trở thành đơn điệu. Nói cách khác việc sử dụng tương phản quá ít có thể gây ra một thiết kế nhạt nhẽo và nhàm chán.  Mặt khác quá nhiều tương phản có thể là khó hiểu.
Tương phản xảy ra ra khi bạn sử dụng cùng lúc Màu sắc (Nóng – Lạnh), Đường nét ( Thẳng – cong, ngang- đứng v.v.), Hình khối (Đặc – rỗng, Lớn – nhỏ), Hình dạng (Vuông – Tròn), Chất liệu (Mịn – thô ráp) Nhịp điệu (Nhanh – Chậm), Không gian (rộng – hẹp), Đồng nhất – Khác biệt, Hướng v.v.
Để có sự tương phản màu sắc bạn cần hiểu vòng tròn màu. Trong vòng tròn màu, hai màu nắm đối diện nhau tạo nên tương phản mạnh nhất. Hiểu và sử dụng tốt màu sắc không hề đơn giản. Để giúp các bạn nắm rõ hơn, chúng tôi sẽ chuẩn bị bài về lý thuyết và các cách sử dụng màu sắc và đăng trong tuần tới.


Tương phản về hình khối – người thiếu nữ và bóng của người này.

Tương phản về chất liệu được sử dụng khá phổ biến trong nhiếp ảnh

Tác phẩm này hiện diện tương phản về sắc độ và đường nét (cột chống và sợi xích)
Và còn rất nhiều ví dụ bạn có thể thấy khắp nơi ở các thiết kế, các tác phẩm nghệ thuật. Có thể nói nguyên tắc tương phản là nguyên tắc phổ biến nhất của các nhà thiết kế và các họa sĩ.
Tương phản và Cân bằng cần sự phối hợp chặt chẽ. Bạn có thể sử dụng tương phản theo một số quy luật kinh điển như Golden Ratio với các tỉ lệ: 1:414, 1:618.

Chuyển động – Movement

Movement là con đường đôi mắt của chúng ta theo khi chúng ta nhìn vào một tác phẩm nghệ thuật.. Mục đích của Movement là tạo ra sự thống nhất trong các tác phẩm nghệ thuật khi dùng mắt để theo dõi.
Nó có thể đạt được bằng cách sử dụng sự nhịp điệu, sắp xếp, nét bút v.v. Chuyển động – Movement quan hệ công tác với nhau bằng liên kết các thành phần khác nhau của một tác phẩm với nhau.
Bằng cách sắp xếp các yếu tố thành phần theo một cách nào đó, một nghệ sĩ/ nhà thiết kế kiểm soát sự chuyển động của mắt của người xem trong và xung quanh các thành phần với các bức tranh/ thiết kế.

Yếu tố chuyển động trong nhiếp ảnh.

Vangogh là một trong những họa sĩ bậc thầy về sử dụng nét bút tạo sự chuyển động trong các tác phẩm.

Sắp xếp các yếu tố có chủ ý nhằm tạo sự liên lạc, chuyển động gắn kết trong một tác phẩm.

Nhấn mạnh – Emphasis

Nhấn mạnh là sự nhấn mạnh của một khu vực cụ thể tập trung hơn là trình bày một mê cung của các chi tiết quan trọng tương đương.

Trong nghệ thuật và đặc biệt trong thiết kế Nhấn mạnh là một nguyên tắc không thể thiếu của mỗi thiết kế, mỗi tác phẩm.
Chúng ta có thể dùng các nguyên tắc Cân Bằng bất đối xứng, Tương phản, Chuyển động, để tạo nên nhấn mạnh nổi bật cho một đối tượng, cho một thông điệp mà bạn muốn truyền tải từ sáng tạo của mình.

Ví dụ đơn giản về Nguyên tắc nổi bật với việc sử dụng màu nóng (mặt trời), màu lạnh (khung cảnh). Đồng thời dòng sông tạo thành đường dẫn hướng mắt người xem vào yếu tố nổi bật nhất.
Một cách để đạt được nhấn mạnh là tạo ra trung tâm của sự quan tâm, hay còn gọi là một tâm điểm. Một khu vực trung tâm là khu vực mà mắt có xu hướng tập trung vào đó. Nó là trọng tâm của sự chú ý của người xem.

Thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân. Trong tác phẩm này xuất hiện Chuyển động – Movement từ tay thiếu nữ, tới bông hoa, tớ gương mặt, rôì tới bờ vai, rồi lại chạy tới tay, tạo thành một vòng khép kín. Khiến gương mặt ghé vào bông hoa thành trung tâm nổi bật của tác phẩm.
Cách thứ hai để tạo ra sự nhấn mạnh là bằng cách tương phản yếu tố chính với các vật khác, hoặc nhấn mạnh có thể được tạo ra bởi một thay đổi đột ngột về hướng, kích thước, hình dạng, kết cấu, giai điệu, màu sắc hoặc đường nét.

Unity – Đồng nhất

Đồng nhất là nguyên tắc phổ biến trong thiết kế hiện đại. Nguyên tắc này đề nghị người thiết kế sử dụng những yếu tố, đối tượng, màu sắc giống nhau xuyên suốt trong các tác phẩm của mình.
Bạn biết Unity đã đạt được khi tất cả các khía cạnh của thiết kế bổ sung cho nhau chứ không phải là cạnh tranh cho sự chú ý. Nó phục vụ để tăng cường mối quan hệ giữa các yếu tố thiết kế và liên quan đến các chủ đề chính được thể hiện trong tác phẩm.
Ví dụ bạn nên sử dụng tối đa 2-3 loại font , 2-3 màu sắc, không quá 2-3 layout cho một thiết kế của mình  Đồng nhất cũng là 1 nguyên tắc của việc thiết kế những Bộ nhận diện thương hiệu (BIS)

Unity là mối liên kết giữa các yếu tố khác nhau trong nghệ thuật và thiết kế.
Đồng nhất hoàn thành khi tạo ra: Đồng nhất tạo cảm giác riêng tư – Đồng nhất cung cấp cho các yếu tố xuất hiện một cảm giác chúng thuộc về nhau.
Một số cách để tạo sự đồng nhất cho tác phẩm của bạn là: Làm chúng giống nhau. Tạo sự liên tục. Sắp xếp có liên kết và Đặt gần nhau.
Nhịp điệu Rhythm
Nhịp điệu xuất hiện rất phổ biến trong đời sống chúng ta. Bạn có thể gặp nó trong những bài hát, những hàng gạch, những hoa văn lặp đi lặp laị, những hàng cây bên đường, những dãy nhà bạn đi qua v.v.
Nhịp điệu chính là sự nhắc lại (đều, nhanh- chậm, dày đặc – thưa thớt) một cách có chủ đích các hình dạng, hình khối, màu sắc.

Sử dụng Nhịp Điệu tốt giúp bạn truyền tải cảm xúc của mỗi thiết kế, mỗi tác phẩm.
Ví dụ: Bạn sử dụng 1-2 màu liên tục khiến tác phẩm có sự yên bình, ổn định nhưng cũng có thể nhàm chán (nếu không thành công), sử dụng vài gram màu sinh động liên tục khiến tác phẩm có sự vui tươi hoặc lộn xộn (nếu không thành công)

Propotion – Tỉ lệ

Tỷ lệ trong nghệ thuật là mối quan hệ hài hòa, so sánh giữa hai hay nhiều yếu tố trong một thành phần liên quan đến kích thước, màu sắc, số lượng, sắp xếp, sắc độ, vv, nghĩa là tỷ lệ.
Một mối quan hệ được tạo ra khi hai hay nhiều yếu tố được đặt chung trong một bức tranh. Mối quan hệ này được cho là hài hòa khi một tỉ lệ mong muốn tồn tại giữa các yếu tố.

Dùng Tỉ lệ tốt là cách sử dụng các yếu tố, các nguyên tắc nghệ thuật một cách phù hợp để tạo sự Cân Bằng. Tỉ lệ chuẩn chúng ta được nghe tới không gì khác ngoài các Golden Ratio quen thuộc.
Trong nghệ thuật Tỉ lệ nằm trong mắt các họa sĩ, có có một cảm quan nghệ thuật siêu việt để nhận ra các tỉ lệ thích hợp về màu sắc, hình khối, không gian… để sử dụng phù hợp
Trong thiết kế Tỉ lệ được thông qua Golden Ratio, thông qua Hệ thống lưới. Sử dụng tỉ lệ theo những nguyên tắc đã có khiến bạn có sự chuyên nghiệp, chuẩn mực trong mỗi thiết kế đồ họa của mình.

Symplicity – Đơn giản

Đơn giản trong nghệ thuật, còn được gọi là nền kinh tế thị giác hoặc thiết kế tối thiểu. Là bỏ qua tất cả các cần thiết hoặc bỏ các yếu tố quan trọng không, và chi tiết mà không thực sự đóng góp vào bản chất của các thành phần tổng thể nhằm nhấn mạnh những gì là quan trọng.
Rất nhiều vẻ đẹp và kỹ năng trong thiết kế tốt tập trung vào việc vứt bỏ những gì ra ngoài, thay vì cố gắng bao gồm tất cả mọi thứ bạn có thể. Đỉnh cao của nguyên tắc này là khi bạn chuẩn bị thiết kế, hoặc vẽ thêm cái gì đó mới cho tác phẩm của bạn, bạn dừng lại và nói “OK thế là đủ”.


Nguồn tin: archone

15 cảm nghĩ về bố cục trong nhiếp ảnh

Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
15 cảm nghĩ về bố cục trong nhiếp ảnh
15 cảm nghĩ về bố cục trong nhiếp ảnh
Đây là quan điểm cá nhân của một nhiếp ảnh gia phong cảnh nổi tiếng Alain Briot , vì từ ngữ rất khúc triết nên dịch giả (Dr.Thanh) để song song Việt – Anh cho tiện tham khảo. Imagination is more important than knowledge. Knowledge is limited. Imagination encircles the world. “Albert Einstein” (Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức. Kiến thức là có hạn còn trí tưởng tượng bao trùm cả thế gian)

1 – Bố cục là cách thể hiện mạnh mẽ nhất của sự nhìn


– Đây là định nghĩa về bố cục của Edward Weston’s definition of composition. – và vẫn là định nghĩa ưa thích của tôi về bố cục.
1 – Composition is the strongest way of seeing
– This is Edward Weston’s definition of composition. – It is still my favorite definition of composition.
_______________________________________

2 – Bố cục không chỉ là sự xếp đặt các đối tượng trong khung hình

– Bố cục còn là việc sử dụng màu sắc, tương phản và ánh sáng.
– Bố cục bao gồm hậu kỳ khi xử lý file raw và chỉnh sửa bằng Photoshop.
2 – Composition is not just the placement of objects in the frame
– Composition also involves using color, contrast and light .
– Composition includes post processing in the raw converter and in Photoshop.
________________________________________

3 – Mục đích của bố cục là để thể hiện cái nhìn và cảm xúc của bạn trước một khung cảnh

– Mục đích của Bố cục Nghệ thuật không phải là ghi lại tính hiện thực của khung cảnh.
– hay là kiến tạo một bức ảnh chỉ hoàn hảo về mặt kỹ thuật.
– Mục đích của nó là sáng tạo ra một bức ảnh ở một tầm cao hơn, cả về tính biểu cảm lẫn kỹ thuật.
3 – The goal of composition is to express your vision and your emotional response to the scene
– The goal of Fine Art Composition is not to create a documentary representation of the scene.
– Nor is it to create a photograph that is only technically perfect .
– The goal is to create an image that is superior, both expressively and technically.
________________________________________

4 – Cái mà máy ảnh ghi nhận lại là khách quan. Cái mà người nghệ sĩ nhìn và cảm thấy là chủ quan

– Đánh giá và thu nhận rung động của bạn trước cảnh đẹp.
– Ghi lại cảm xúc đó bằng chữ hoặc qua ghi âm.
– Sử dụng ánh sáng, màu sắc, tương phản, bố cục và cắt cúp để tại tạo lại cảm xúc đó bằng hình ảnh.
– Ứng dụng điều này ngay ở thực địa và ở trong studio.
4 – What the camera captures is objective. What the artist sees and feels is subjective
– Take stock of your emotional response to the scene in front of you.
– Record those emotions in writing or in audio.
– Use light, color, contrast, composition and cropping to reproduce these emotions visually.
– Work on this both in the field and in the studio.
________________________________________

5 – Nghĩ về ánh sáng đầu tiên

– Một bức ảnh đẹp chỉ có thể tốt với ánh sáng bạn áp dụng.
– Chủ thể không quan trọng bằng ánh sáng làm rạng rỡ chủ thể.
– Chủ thể tốt đến đâu mà ánh sáng dở thì cũng không thể tạo nên một ảnh đẹp.
11
5 – Think first about light
– A photograph is only as good as the light you use.
– The subject is less important than the light that illuminates this subject.
– The best subject in bad light does not make for a good photograph.
________________________________________

6 – Sử dụng tương quan tiền cảnh – hậu cảnh

– Tìm một tiền cảnh tuyệt vời để đặt đằng trước một hậu cảnh tuyệt vời.
– Cần tìm tiền cảnh đủ rộng để có một giá trị quan trọng trong bố cục.
6 – Use foreground-background relationships
– Find a great foreground and place it in front of a great background.
– Make sure your foreground is large enough to play an important role in the composition.
________________________________________

7 – Tương phản đối lập với các thành tố

– Con người thường nhìn và suy nghĩ theo kiểu đối lập.
– Bởi vậy nên nó sẽ là cái mà họ quan tâm tới.
Các ví dụ về đối lập:
- Tĩnh tại / vận động
- Trẻ / già
- Lớn / nhỏ
- Tự nhiên / nhân tạo
7 – Contrast opposites elements
– Human beings think and see in terms of opposites .
– Therefore this is something everyone can relate to.
Opposite examples include:
- Static / moving
- Young / old
- Large / small
- Organic / man made
________________________________________

8 – Sáng tác một bức ảnh không có nghĩa là làm lại thứ mà người ta đã làm từ trước

– Nếu mục đích chỉ là làm lại một bức ảnh bạn đã nhìn thấy, thì tốt nhất là đi mua một cái bưu thiếp, một cuốn sách hay tranh khổ lớn.
– Bạn chẳng thể là ai khác, bởi vậy bạn không thể chụp một tấm hình như người khác.
– Bạn làm điều đó sẽ chỉ phí thời gian mà thôi.
– Thay vào đó, hãy sáng tạo ngay những bức ảnh của riêng bạn.
8 – Composing a photograph is not about redoing what someone else has done before
– If tempted to redo an image you have seen, just buy the postcard, the book or the poster.
– You cannot be someone else, therefore you cannot take the same photographs as someone else.
– You will waste time trying to do so.
– Instead, start to create your own images right away.
________________________________________

9 – Chịu ảnh hưởng bởi người khác và làm lại những gì người khác làm, là 2 chuyện khác nhau

– Bạn hoàn toàn có thể chịu ảnh hưởng / lây cảm hứng bởi các tác phẩm của các nhiếp ảnh gia khác.
– Chúng ta luôn có cảm hứng từ các nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia khác.
– Đây là một đặc tính của tiến trình nghệ thuật.
9 – Being inspired by and redoing someone else’s work are two different things
– You can certainly be inspired by the work of other photographers.
– We have all been inspired by the work of other artists and photographers.
– This is an inherent aspect of the artistic process.
________________________________________

10 – Không công nghệ nào có thể thay thế được cảm hứng

– Máy ảnh và công cụ chỉ là kỹ thuật.
– Cảm hứng mới là nghệ thuật.
– Hai điều này tồn tại ở hai mặt phẳng khác nhau.
– Đạt được phong cách cá nhân trong nghệ thuật có nghĩa là làm việc với một tư cách nghệ sĩ chứ không phải là một kỹ thuật viên.
[IMG]
10 – No amount of technology can make up for a lack of inspiration
– Cameras and other gears are technical.
– Inspiration is artistic.
– The two exist on different planes.
– Achieving a Personal style in Fine Art means working as an artist not just as a technician.
________________________________________

11 – Con người, chứ không phải là máy ảnh, chụp ảnh

– Đương nhiên máy ảnh là điều kiện cần.
– Tuy nhiên máy ảnh chẳng thể tự chụp ảnh cũng như là cái xe hơi chẳng thể tự chạy.
11 – People, not cameras, compose photographs
– Certainly, a camera is a necessity.
– However, your camera cannot compose a photograph anymore than your car can drive itself.
________________________________________

12 – “Đúng” là bất cứ thứ gì có lý khi mục tiêu của nó là sáng tạo ra một tác phẩm nghệ thuật

– Không có cái gọi là còn cái đúng khác trong nghệ thuật.
– Nghệ thuật là gì? Là một câu hỏi có rất nhiều câu trả lời.
– Bởi vậy chúng ta phải tự trả lời cho câu hỏi đó.
– Chúng ta đồng thời cũng có khả năng không đồng tình với những người khác bởi nghệ thuật là một hoạt động phân cực.
12 – “Correct” is whatever works when the goal is to create fine art
– There is no such thing as Other right thing in art.
– What is Art ? is a question to which there are many answers.
– We therefore have to answer this question for ourselves.
– We are also bound to disagree with others because fine art is a polarized activity.
________________________________________

13 – Ảnh nghệ thuật mộc chỉ là huyễn hoặc

– Tất cả các bức ảnh nghệ thuật đều phải được chỉnh sửa từ hình ảnh ghi nhận từ máy ảnh ra.
– Bố cục của một bức ảnh bắt đầu từ thực địa và tiếp tục được xử lý tại studio.
– Điều này được tạo bởi quá trình tối ưu hóa hình ảnh bởi màu sắc, tương phản, khung viền, định dạng kích thước v.v đều là các cấu thành của bố cục.
13 – Straight fine art prints are a myth
– All fine art prints are a modification of the image recorded by the camera.
– The composition of the image you started in the field is continued in the studio .
– This is done through image optimization because colors, contrast, borders, image format, etc. are all part of composition.
________________________________________

14 – Một cân bằng màu “đúng” là cách mạnh mẽ nhất khi nhìn vào màu sắc

– Không có cái gì gọi là cân bằng màu “đúng” trong nghệ thuật.
– Đó là bởi vì màu sắc là một trong những cách bạn thể hiện xúc cảm đối với cảnh đẹp.
– Vì lý do này, cân bằng màu “đúng” đối với một hình ảnh cụ thể sẽ khác nhau đối với mỗi nhiếp ảnh gia.
14 – The “right” color balance is the strongest way of seeing color
– There is no such thing as the “right” color balance in Fine Art.
– This is because color is one of the ways you express your emotional response to the scene.
– For this reason, the “right” color balance for a specific image will differ from one photographer to the next.
________________________________________

15 – Bố cục hay nhất là bố cục mà bạn không hề nhìn thấy trước cho tới khi sáng tạo ra nó

– Tái tạo lại một bố cục bạn nhìn thấy từ trước thì dễ quá.
– Sáng tạo một bố cục hoàn toàn mới, cái mà bạn chưa bao giờ thấy, mới là khó.
– Đó là bởi vì làm như vậy đòi hỏi phải biến đổi một tự nhiên hỗn loạn thành một hình ảnh có sắp xếp.
– Nó bao gồm việc thiết lập trật tự từ sự hỗn mang – như Elliott Porter đã từng nói.
13
15 – The finest compositions are those you never saw until you created them
– Recreating a composition you saw before is easy.
– Creating a brand new composition, one you have never seen before, is difficult.
– This is because doing so requires transforming the natural chaos into an organized image.
– It involves creating order out of chaos, as Elliott Porter said.
Tác giả bài viết: 
Nguồn tin: Dohoavn.net

16 yếu tố trong nhiếp ảnh nghệ thuật

 Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
16 yếu tố trong nhiếp ảnh nghệ thuật
16 yếu tố trong nhiếp ảnh nghệ thuật
Mục tiêu của người chụp ảnh là thể hiện "cái tôi" theo cách mà họ cảm nhận .

1 – Hãy trở thành chuyên gia ánh sáng .

- Yếu tố quan trọng nhất trong nhiếp ảnh không phải là thiết bị bạn sở hữu, kỹ thuật bạn áp dụng
- Yếu tố quan trọng nhất trong nhiếp ảnh là ánh sáng

2 – Bố cục bức ảnh một cách cẩn trọng .

- Từ từ chậm rãi
- Sử dụng khung ngắm
- Đánh giá kỹ bối cảnh
- Mọi khu vực trong khung hình đều có tầm quan trọng ngang nhau
- Gọt dũa bố cục từng bước một

3 – Nghiên cứu màu sắc và tương phản .

- Nghiên cứu tương phản trong bối cảnh bạn chụp
- Nghiên cứu các mảng màu trong bối cảnh bạn chụp


4 – Sáng tác những bức ảnh là thể hiện cái bạn cảm thấy, không chỉ là cái bạn nhìn thấy .

- Nghiên cứu sự khác biệt giữa các cách thể hiện khách quan và chủ quan
- Kỹ thuật là khách quan và cảm xúc là chủ quan
- Máy ảnh là khách quan và người nghệ sĩ là chủ quan
- Nghiên cứu sự khác biệt giữa việc ghi lại tư liệu và cách thể hiện mang tính cá nhân
- Tư liệu hóa chỉ nói về sự vật nằm trước ống kính
- Thể hiện mang tính cá nhân cho thấy cảm xúc của bạn đối với chủ thể

5 – Quý hồ tinh bất quý hồ đa .

- Mục tiêu của Nghệ thuật không phải là làm ra càng nhiều hình ảnh càng tốt
- Mục tiêu của Nghệ thuật là sáng tạo ra một số hình ảnh tuyệt đẹp và tồn tại cùng thời gian

6 – Nắm vững cả nghệ thuật và kỹ thuật .

- Ảnh nghệ thuật chứa đựng cả nghệ thuật và kỹ thuật
- Đừng chỉ nghiên cứu một trong hai
- Nghiên cứu và thực hành để nắm vững được cả hai


7 – Nắm vững mọi khía cảnh của nhiếp ảnh nghệ thuật .

- Nhiếp ảnh là một quá trình gồm nhiều bước
- Các bước có thể kể tới là: chụp, chuyển dạng, tối ưu hóa, in ấn, chuẩn bị, triển lãm …
- Hãy học cách tiến hành từng bước theo chuẩn nghệ thuật

8 – Tối ưu hóa hình ảnh bằng các lớp (layer) trong Photoshop .

- Đừng tối ưu hóa mọi thứ khi đang chuyển file raw.

9 – Hãy coi mục tiêu là bản in cuối .

- Đừng chỉ học cách chụp và chỉnh sửa tối ưu hình ảnh mà thôi
- Cần học thêm cách in ảnh
- Không gì đẹp bằng một tấm ảnh in nghệ thuật
- Ảnh ở trong sách, tạp chí, trên web cũng đều chỉ là bản in lại mà thôi


10 – Đóng khung và trình bày tác phẩm của bạn một cách chuyên nghiệp .

- In ra cũng chưa phải đã xong
- Ảnh nghệ thuật cần được dán và đóng khung.

11 – Tập trung nỗ lực cho các nhóm chủ đề cụ thể .

- Đừng chụp bất cứ thứ gì vừa mắt
- Hãy chọn lọc và cân nhắc chủ đề chụp

12 – Chia sẻ tác phẩm với những người khác và xây dựng nhóm khán giả cho mình .

- Đừng có cất các bản in trong hộp
- Học cách triển lãm và quảng bá tác phẩm của mình
- Chỉ bằng cách triển lãm sản phẩm thì bạn mới có được khán giả.

13 – Không cần phải phát minh lại cái bánh xe .

- Thay vào đó, hãy học từ những người đã biết để họ dạy bạn cách làm
- Hãy nhận lời khuyên từ những người mà ta muốn được như họ


14 – Tạo phong cách cá nhân

 Đây là cái giúp bạn có thể nổi bật khỏi đám đông

15 – Đừng hi vọng thành công chóng vánh .

- Làm tốt cần phải có thời gian
- Kiên nhẫn, kiên trì và không bỏ cuộc là chìa khóa dẫn tới thành công
- Bạn chỉ có thể tiến bộ từng bước một

16 – Đừng quá tự tin vào tài năng .

- Tài năng không phải là cứ muốn là có
- Tài năng là làm việc chăm chỉ và không bỏ cuộc
- Nhiều người thành công là vì chăm chỉ chứ không phải vì tài năng
- Chúng ta thành công là nhờ chúng ta kiểm soát được cái chúng ta làm.

Nguồn tin: AlainBriot.com

Cách chụp một bức ảnh có chiều sâu

Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Cách chụp một bức ảnh có chiều sâu
Cách chụp một bức ảnh có chiều sâu
Trong nhiếp ảnh có “Luật xa gần”, Một khi nắm bắt và hiểu rõ về luật này, hay nói dễ hiểu hơn là về phối cảnh, những tác phẩm của bạn trông không chỉ có chiều sâu, mà còn rất có hồn.
Phối cảnh đường thẳng
Đây là loại phối cảnh mà bạn sẽ thường gặp nhất trong đời sống, và cũng là loại dễ thực hành nhất. Điểm nhấn của tấm ảnh sẽ là hai bên lề của con đường, tốt nhất bạn nên đưa hai đường song song này vào giữa khung hình để tạo điểm nhấn. Cố gắng lấy nét ở vô cực, để khẩu nhỏ, và đừng để những đối tượng khác như xe cộ hay người qua lại lọt vào khung hình gây rối mắt. Kết quả là bạn sẽ có một con đường dài hun hút như xoáy sâu vào thị giác người xem vậy. Nói cách khác, những bức ảnh kiểu này rất dễ tạo ấn tượng mạnh, do nó khiến người xem có ảo giác về không gian.


Ảnh: Ben Fredericson.
Để chụp những tấm hình kiểu này, tốt nhất bạn nên sử dụng những lens góc rộng. Loại ống kính này sẽ làm tăng cảm nhận về độ sâu của bức ảnh, do nó có khả năng xóa nhòa ranh giới giữa tiền cảnh và hậu cảnh bằng cách nhấn mạnh vào điểm cuối tấm hình, nơi gặp nhau của hai đường thẳng. Nếu bạn dùng những ống kính tele, góc hẹp, mọi chuyện sẽ khó khăn hơn một chút do thế mạnh loại lens này là DOF nông, nó chỉ lấy nét tại một vùng, mà không tạo được sự kết nối, liền mạch, và có độ nét thông suốt giữa tiền cảnh và hậu cảnh như các lens wide.


Ảnh: Bas Lammers.
Các bức ảnh dưới đây được chụp bằng lens góc rộng 18mm, và bạn có thể thấy người chụp vừa thể hiện được đầy đủ những chi tiết cần thiết, nhưng vẫn tạo được điểm nhấn, và độ sâu cho tấm hình mà không hề bị rối mắt. Ngoài ra góc độ chụp cao hay thấp cũng ảnh hưởng nhiều tới kết quả, bạn hãy tự mình trải nghiệm để tìm ra kỹ thuật chụp nào hợp gu của mình nhất.


Ảnh: …-Wink-… .
Phối cảnh kiểu thu nhỏ
Loại phối cảnh này tương đối giống với kiểu đường thẳng ở chỗ cả hai cùng thể hiện cái nhìn xa xăm, với một đường thẳng chứa các chủ thể ngày càng xa vời và nhỏ bé dần. Nếu bạn định chụp một con đường vắng vẻ vào buổi tối với hai hàng đèn đường lạnh lẽo mỗi bên thì rất nên lưu ý tới kiểu bố cục này. Bạn nên đặt hai hàng cột thẳng hàng vào tiền cảnh để tạo điểm nhấn, càng ra xa những chiếc đèn càng nhỏ đi, và cho tới cuối khung hình ta chỉ nhận ra những chấm nhỏ lờ mờ. Bạn phải chú ý, điểm nhấn của loại bố cục này là một hàng/dãy các vật thể cứ bé dần đều, chúng rõ nét ở tiền cảnh, và càng tiến về hậu cảnh càng mờ nhạt dần, đó chính là sự khác biệt cơ bản so với phối cảnh kiểu đường thẳng.


Ảnh: Giovanni Orlando.
Một điểm lưu ý nữa khi định áp dũng kỹ thuật này là các chủ thể phải đồng nhất, tốt nhất là cùng một loại về màu sắc, hình dạng và kích cỡ như các tấm hình bên dưới. Sở dĩ phải để tâm đến điều này bởi thị giác con người chỉ bị thu hút khi các vật thể có cùng kích thước nhưng khác nhau về khoảng cách. Làm tốt bố cụ loại này bức ảnh của bạn sẽ rất “tâm trạng” và có chiều sâu.


Ảnh: paul bica.
Một trường hợp khác cũng rất nên áp dụng phối cảnh thu nhỏ là khi chụp cầu thang từ trên xuống, nhất là dạng xoắn ốc. Nếu gặp dạng này, bạn hãy đứng từ vị trí cao nhất có thể, và tưởng tượng ra một đường thẳng ở tâm của hình xoắc ốc, nhớ là đường thẳng đứng, vuông góc với mặt đất chứ không phải đường nằm ngang. Khi đó, càng xoáy sâu xuống bên dưới thì cảnh vật càng thu nhỏ lại, và ta có cảm giác hệ cầu thang đồ sộ này sẽ mất hút tại một điểm nằm ở tâm bức hình. Nói một cách dễ hiểu, bạn chọn điểm giao cắt của đường thẳng bên trên với mặt đất là điểm lấy nét, và nhấn nút chụp.


Ảnh: . SantiMB .


Ảnh: Marcel Germain.
Phối cảnh trên không
Hiện nay rất nhiều người ưa dùng phối cảnh này khi chụp ảnh phong cảnh, đặc biệt là ở những nơi rộng rãi, có nhiều mây khói hoặc sương mù ở phía xa. Chụp ảnh trong những điều kiện thời tiết như vậy không những tạo được điểm nhấn về hình dạng của chủ thể, mà còn đưa thêm hiệu ứng về chiều sâu cho người xem. Đối tượng gần ống kính máy ảnh nhất sẽ hiện lên sẽ rất đậm nét, thậm chí có phần hơi bão hòa màu, tuy nhiên càng ra xa mọi thứ càng trở nên mờ ảo cũng như nhẹ nhàng hơn nhiều.


Ảnh: Éole Wind.
Khi nhìn một bức ảnh chụp theo phong cách này, bạn sẽ có cảm giác nó được tạo nên bởi nhiều lớp khác nhau, hệt như một tác phẩm tranh vẽ. Chính sự tương phản rõ rệt về màu sắc và độ nét của phần tiền cảnh và hậu cảnh đã tạo nên điều này. Thông thường khi xem một tấm ảnh loại này, đôi mắt sẽ bị thu hút trước tiên bởi phần rõ nét và có màu sắc nổi bật ở gần, sau đó mới đến phần phía sau. Vì là ảnh chụp phong cảnh nên thường sẽ chỉ có một màu sắc chủ đạo duy nhất, tuy nhiên sự khác biệt lớn về độ tương phản được tao nên bởi các tia sáng bị khúc xạ khi đi qua từng cao độ khác nhau của khí quyển đã tạo nên một hiệu ứng vô cùng đẹp mắt.


Ảnh: James Jordan.
Nếu bạn là người yêu thích hội họa, phối cảnh kiểu này đã từ lâu là một trong những chuẩn mực kinh điển. Tuy nhiên, với nhiếp ảnh thì các tay máy mới chỉ thực sự đào sâu tìm hiểu và khám phá chúng trong thời gian gần đây. Để chụp tốt loại này, bạn trước tiên cần chú ý đến hai yếu tố khách quan là ánh sáng và thời tiết. Không có một chuẩn mực nào để ta có thể đem ra như một công thức chung, nhưng bạn nên xem xét căn chỉnh kĩ để có một shot hình ưng ý nhất mà không phải qua hậu kỳ nhiều. Để có được kết quả tốt nhất, bạn nên sử dụng loại ống kính có tiêu cự dài (tele) vì khả năng tạo điểm nhấn cho chủ thể ở gần máy ảnh tốt hơn nhiều so với loại ống kính góc rộng. Dùng lens kiểu này phần tiền cảnh sẽ được làm nổi bật hẳn lên so với phần hậu cảnh ở xa có sương khói mù mịt. Một lưu ý nữa là lens tele khi zoom xa thường bị nhòe và rung, do đó bạn nên mang theo một tripod để đảm bảo tác phẩm của mình có độ sắc nét tối đa.


Ảnh: Marcel Germain.
Khoảng thời gian tốt nhất trong năm để bạn thực hành kiểu phối cảnh này là những ngày mùa đông nhiều sương mù, nhưng nếu “trình” cao thì bạn có thể chơi được cả vào mùa hè, mỗi khi trời vừa mưa rào xong. Ngoài ra, còn có một lưu ý nữa về mặt kỹ thuật là về độ phơi sáng, thường thì trong những điều kiện như trên ảnh thường bị tối, và khá ảm đạm, nhưng nếu biết cách áp dụng một vài chiêu để chọn điểm khóa sáng thích hợp, bạn hoàn toàn có thể đánh lừa cảm biến của máy ảnh và tạo ra những tấm hình tươi tắn cân đối hơn đời thực nhiều. Ngoài ra, tốt nhất bạn nên đưa máy ảnh về chế độ chỉnh tay hoàn toàn (mode M) để có thể toàn quyền can thiệp về khẩu, tốc, ISO thì mới có kết quả hoàn chỉnh được.


Ảnh: coyote-agile.
Độ sâu trường ảnh
Đây là khái niệm không còn quá xa lạ hay khó hiểu với đa số những người yêu thích chụp ảnh. DOF (depth of field) ảnh hưởng trực tiếp đến độ sắc nét của chủ thể và độ mờ của phần hậu cảnh/tiền cảnh. Não của chúng ta thường tiếp nhận thông tin về chủ thể ở gần cũng nghĩa là vật rõ nét nhất trước tiên, sau đó mới tới các phần ở xa hơn. Càng ra xa khung cảnh càng mờ và làm nền cho vật thể ở gần nổi bật hơn, đó là những gì thuộc về thị giác, chứ không chỉ của nhiếp ảnh.


Ảnh: Dustin Diaz.
Hãy thử tưởng tượng khi bạn đang chụp chân dung một người đứng trước một bức tường gạch, ở khẩu độ f/2,8 và lấy nét vào khuôn mặt. Lẽ dĩ nhiên, người đó trông chỉ nét hơn bức tường phía sau đôi chút. Bây giờ, chỉ cần anh/cô ấy đứng xa bức tường kia vài bước chân, vẫn giữ nguyên các thông số và điểm lấy nét, kết quả sẽ hoàn toàn khác. Phần hậu cảnh sẽ trở nên mờ hơn nhiều, bạn càng tăng khoẳng cách thì độ mờ càng lớn.
Kết quả là bức hình sẽ làm người xem liên tưởng đến người trong bức hình ở rất xa bức tường kia và họ sẽ chỉ chú tâm vào chủ thể và không bị phân tâm vào phần background, dù sự thực không đến nỗi như vậy. Đây là minh chứng tiêu biểu cho khả năng “đánh lừa” thị giác tuyệt vời của máy ảnh khi bạn biết cách áp dụng.
Tạo khung cho ảnh
Rất đơn giản! Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là tận dụng những gì có quanh mình để làm nên một chiếc khung ngay trong tấm hình cho vật bạn chọn làm chủ thể. Tuy dễ hiểu và không khó khăn gì để áp dụng, nhưng hiệu quả của phương pháp này đem lại là rất lớn. Bạn không chỉ tạo được điểm nhấn, mà dường như còn đang vẽ ra một con đường dẫn dắt người xem đến với trọng tâm của tác phẩm. Chính điều này khiến tấm hình trở nên gọn gẽ và có chiều sâu hơn rất nhiều.


Ảnh: Trey Ratcliff.
Kết luận
Bạn thấy đấy, những kiểu bố cục, phối cảnh như trên cũng tương đối dễ hiểu và áp dụng đấy chứ. Nhưng điều quan trọng nhất cho một bức ảnh đẹp vẫn là một con mắt nghệ thuật, biết nắm bắt chính xác thời điểm và phối hợp hài hòa các nguồn sáng. Một khi làm chủ được ánh sáng, bạn sẽ dễ dàng phối các kỹ thuật trên với nhau và tạo ra một tuyệt phẩm để đời cũng nên.

Nguồn tin: Genk

Bố cục hình học

 Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Bố cục hình học
Bố cục hình học
  • Bố cục đường lượn:

  • Bố cục đường xiên:

  
  
  • Bố cục đường Hàng - Dãy:

  • Bố cục đường Hình khối:

  • Bố cục hình Tam giác:

  
  • Bố cục hình Tròn:

  • Bố cục hình Vòm:


  • Bố cục hình Xoắn ốc:


  • Bố cục hình Zic zac:

  
  • Bố cục Hội tụ:

  
  
  

Nguồn tin: giadinhphoto.com



NhatDuchttp://forum.vietdesigner.net/

Mình tình cờ đọc được bài này trên trang DPS, thấy nó khá hay và bổ ích nên mình quyết định dịch ra cho các bạn đọc. Đây là lần đầu tiền mình dịch bài nên sẵn sàng nhận gạch đá để lần sau tiến bộ hơn. Sau đây là 5 bài tập thực hành có thể giúp bạn nâng cao và cải thiện con mắt nhiếp ảnh của mình.




1)Chọn 1 màu làm chủ đạo
Xách máy lên và chọn 1 màu tùy thích. Trong vòng một khoảng thời gian nhất định (ngày, tháng, năm), nhiệm vụ của bạn sẽ là tạo ra những tác phẩm với màu bạn đã chọn làm chủ đạo.
  • [​IMG]Màu chủ đạo: Đỏ
  • Thông số: 1/320, f/7.1, ISO 1000, EOS 5D Mark II + EF 100mm f/2.8L IS Macro.
2)Chọn 1 hình dáng
Tương tự như điều 1, bạn sẽ chọn một hình dáng tùy thích và sử dụng hình dáng đó một cách sáng tạo và thú vị. Bạn có thể chọn điểm đặc trưng của một công trình kiến trúc hoặc các cấu trúc nằm kề nhau. Cấu trúc vuông tương đối dễ tìm nên hãy bắt đầu từ đó. Sau đó bạn có thể tiếp túc tìm kiếm những hình dạng khác như tròn, tam giác, v.v. Bạn hãy cố gắng tìm các bố cục độc đáo để làm nổi bật hình dáng đó trong bức ảnh của bạn.
[​IMG]
  • Thông số: 1/160. f/2.8, ISO 100. EOS 5D Mark III, EF 24-70 f/2.8L II at 24mm.
3)Tạo sự khác biệt
Chắc hẳn ai cũng có một thể loại nhiếp ảnh “ruột” và tập trung phần lớn thời gian vào nó. Đây không hẳn là một điều xấu và nên tránh, nhưng bạn sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội để chụp được những khoảng khắc tuyệt vời nếu như chỉ giới hạn bản thân ở một thể loại nhất định. Hãy tạo ra sự khác biệt. Nếu bạn giành phần lớn thời gian chụp ảnh chân dung thì hãy thử tay nghề với thể loại phong cảnh. Bài tập này tạo nên sự đa dạng và đổi mới cách nhìn của bạn đối với nhiều thể loại nhiếp ảnh khác nhau.
[​IMG]
  • Thể loại sở trường của tác giả là landscape. Đây là kết quả trong một lần thử sức với thể loại tĩnh vật.
  • Thông số: EOS 5D Mark II with EF 24-70 f/2.8L II. 1/200, f/8, ISO 100.
4)Hình ảnh phản chiếu
Hình ảnh phản chiếu là một trong những yếu tố tạo ra sự đặc biệt cho tác phẩm của bạn. Hãy cố gắng tìm những cơ hội chụp hình ảnh phản chiếu trong mọi thể loại để tạo ra những tác phẩm để lại ấn tượng mạnh với người xem.
[​IMG]
  • Thông số: EOS-1D Mark IV, EF 16-35mm f/2.8L II. ISO 100, 1/20, f/16.

5)The 15-foot circle( Tạm dịch: Giới hạn 4.5m)
Hòa mình vào một không gian tùy ý. Giới hạn phạm vị chụp của bạn vào tầm 4.5m từ vị trí bạn đang đứng. Trong bài thực hành này, bạn sẽ cần phải đặt cho mình một khung thời gian nhất định. Trong khoảng thời gian đó, bạn hãy cố gắng chụp càng nhiều ảnh càng tốt trong phạm vi đã nêu trên trước khi di chuyển qua khu vực khác. Bài thực hành này sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng sắp xếp bố cục và con mắt nhiếp ảnh.
  • [​IMG]Tác giả áp dụng bài thực hành trong phòng ăn của mình.
  • Thông số: EOS-1D X with EF 70-200 f/2.8L IS II. ISO 400, 1/250, f/2.8.
Thank you for reading!
Tác giả: Rick Berk (http://www.rickberk.com/)
Nguồn: http://digital-photography-school.com/five-self-assignments-that-teach-you-to-see

Phá bố cục trong nhiếp ảnh

Tâm Hà http://forum.vietdesigner.net/



Quan điểm của riêng mình: BỐ CỤC LÀ KHÔNG BỐ CỤC
***************************************************************************
Chúng ta đã biết nhiều đến các quy tắc về bố cục trong nhiếp ảnh. Tuy vậy, các quy tắc, định luật chỉ giúp cho chúng ta chụp được tấm ảnh hài hoà, đúng sáng chứ không phải là tất cả để cho ta một bức ảnh đẹp, độc đáo. Nhiều nhà nhiếp ảnh ủng hộ cho sự sáng tạo, họ ví von những quy tắc, định luật giống như cái xe để tập đi. Khi chúng ta biết đi rồi mà lúc nào cũng khư khư bám vào nó thì chẳng khác nào người chưa biết đi vậy. 

NHỮNG QUY TẮC BỐ CỤC CỔ ĐIỂN (Tỷ Lệ Vàng) 

1. Mỗi khuôn hình chỉ có một điểm mạnh

2. Điểm mạnh này không đặt giữa ảnh mà phải ở toạ độ 1/3 rộng x 1/3 cao

[​IMG]
Ảnh chỉ có một điểm mạnh và điểm mạnh và điểm mạnh này nằm ở tọa độ 1/3 rộng x 1/3 cao 

3. Tận dụng nét lượn chữ S nếu có trong bối cảnh

[​IMG]Ảnh Nguyễn Việt Dũng 

4. Đường chân trời ở 1/3 hoặc 2/3 chiều cao bức ảnh

[​IMG]

5. Hướng ánh mắt người xem từ ngoài vào trong bức ảnh

[​IMG]

Xem thêm Một số các quy tắc bố cục tại đây:https://www.facebook.com/notes/c%E1%BB%99ng-%C4%91%E1%BB%93ng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-d%C3%B9ng-m%C3%A1y-%E1%BA%A3nh-vi%E1%BB%87t-nam/c%C3%A1c-quy-t%E1%BA%AFc-v%E1%BB%81-b%E1%BB%91-c%E1%BB%A5c-trong-nhi%E1%BA%BFp-%E1%BA%A3nh/447905515308385 

Tỷ lệ vàng trong nhiếp ảnh đã thống trị suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Nó trở thành mục đích của nhiếp ảnh gia để giành điểm hay đoạt giải. Hiện Việt nam cũng vấn còn nhiều quan điểm bênh vực về nó? Bởi vậy không phải ngẫu nhiên Bà Abby Robinson (nhiếp ảnh nữ người Mỹ) có viết: "Các nhiếp ảnh gia VN không những quan tâm nhiều đến sự cân bằng bố cục mà còn khát khao điều đó. Vì vậy, nếu làm một phân tích nghiêm túc thì ta sẽ thấy rõ sự hiện diện của bố trí các yếu tố hình ảnh theo tỷ lệ vàng trong mọi bức ảnh ở đây", một nhận xét cần suy nghĩ cho nhiếp ảnh VN. 

Cũng như vấn đề đúng sáng, độ nét, chi tiết, đó cũng là những cái đầu tiên những ai học về nhiếp ảnh được học. Nhưng thực tế một tấm ảnh có đủ những cái trên chưa chắc đã đẹp, và một tấm ảnh đẹp chưa chắc đã cần tuân thủ nhưng nguyên tắc trên. Học, hiểu và vận dụng, biết bố cục, chụp đúng theo quy tắc về bố cục đã khóchụp theo kiểu phá bố cục mà đẹp được mới là khó hơn.

KHI NÀO CÓ THỂ PHÁ BỐ CỤC? 

Mục đích của việc phá bố cục: Phá bố cục để đem lại sự sáng tạo cho tấm ảnh

Nếu mỗi tấm ảnh đều tuân theo một cách triệt để quy luật về bố cục (ví dụ như quy tắc 1/3 chẳng hạn) thì các tác phẩm sẽ trở nên máy móc và nhàm chán vì người xem có thể đoán biết trước được ý tác giả. Cần học và cân nhắc các quy luật về bố cục nhưng không nhất thiết phải tuân theo các quy luật này trong mọi tấm ảnh chụp. 

• Phá “Quy tắc 1/3”
Khi muốn đặt chủ đề vào giữa tấm ảnh để tạo ra sự mạnh mẽ và sự đối nghịch. Hoặc khi muốn nói đến sự đối xứng (symmetry) trong tấm ảnh. 

[​IMG]

Ảnh Doug Sahlin

[​IMG]
Như bức ảnh trên thì ko có chủ thể nào nằm trong 4 điểm giao cắt của các đường thằng chia bức ảnh ra làm 3 phần cả nhưng bức ảnh nhìn vẫn không bị nhàm chán. Đó là cách chúng ta phá vỡ qui tắc đầu tiên.

[​IMG]

• Phá quy luật “Chủ đề phải rõ ràng”
Khi cố ý làm cho chủ đề (hoặc toàn cảnh) out of focus để tạo ra những cảnh tượng mơ màng. Cần lưu ý là không nên làm cho toàn cảnh out of focus nhiều quá khiến cho người xem hoàn tòan không còn nhận ra chủ đề. 

[​IMG]

• Phá quy luật “Không nên có nhiều trọng điểm”
Khi có một cảnh với nhiều yếu tố đáng chú ý và muốn cho mắt người xem hướng về toàn cảnh. Ví dụ như khi cần có thêm một chủ đề thứ 2 vào ảnh để bổ túc thêm cho chủ đề chính và tạo ra một bố cục cân đối và đẹp mắt hơn. 

[​IMG]

Ảnh Doug Sahlin

Khi thêm chủ đề thứ 2, cần lưu ý đặt vị trí của chủ đề này sao cho đừng làm xao lãng chủ đề chính. Không nên chụp hai chủ đề chính và phụ với kích thước bằng nhau vì sẽ làm cho bố cục trở nên cứng nhắc và mất đẹp. 

• Phá quy luật “Chụp ngang tầm với chủ đề”
Thay vì chụp ngang tầm mắt với chủ đề thì nên chụp trên cao xuống, dưới đất chụp lên, từ bên cạnh, từ phía sau, từ xa, hay cận cảnh, v.v… 

[​IMG]

Chụp từ phía sau. Ảnh Gloria Hopkins

[​IMG]

Ảnh Doug Sahlin
Người mẫu được chụp từ trên cao xuống và chụp chéo góc, cảnh vật đặt theo đường chéo làm tăng thêm sự mạnh mẽ trong cái nhìn. 

• Phá quy luật “Tránh đặt chủ đề vào giữa ảnh”
Khi chủ đề mạnh mẽ và chiếm gần trọn khung ảnh thì nên đặt vào giữa tấm ảnh. Hoặc chủ đề được đặt ở giữa khung ảnh khi có sự cân đối ở hai bên. 

[​IMG]
Ảnh Gloria Hopkins
Cảnh chụp một con vịt với những vòng tròn nước bao quanh trên mặt hồ. Những vòng tròn xoáy nước vòng quanh chủ đề (con vịt), mặt nước êm ả, và chủ đề hướng về người chụp làm cho toàn cảnh đẹp thêm lên. 

• Phá quy luật “Giữ cho đường chân trời được cân”
Khi chụp cảnh với máy quay nghiêng. Khi phá quy luật này có thể tạo cho tấm ảnh một chút kịch tính, một sinh lực, một dáng điệu, và sự vui tươi. 

Cần biết là khi phá quy luật này, không nên chỉ phá một chút xíu thôi vì người xem họ sẽ không hiểu là bạn có ý muốn phá bố cục không. Cần phải quay nghiêng máy một cách thực sự và phá bố cục một cách rõ ràng. 

[​IMG]
Ragnar Axelsson, 1995 © Ragnar Axelsson

• Phá quy luật “Gói trọn chủ đề vào trong ảnh”

[​IMG]
Khi chỉ chụp một phần thân thể để tăng thêm sự chú ý. Ảnh Gloria Hopkins

[​IMG]
Hình chụp một nụ cười. Nụ cười là mục đích của tấm ảnh. Không có các yếu tố phụ khác làm giảm sự chú ý, và không có toàn bộ khuôn mặt để người xem có thể nhận biết được cá tính nhân vật và hoàn cảnh khi chụp. Chỉ duy nhất có nụ cười. 

• Phá quy luật “Tránh hậu cảnh rối rắm”
Khi chụp ảnh dùng trong tư liệu hay báo chí, phần hậu cảnh rất quan trọng vì tạo ra bối cảnh cho chủ đề. Khi chụp có hậu cảnh thì hậu cảnh cần bổ túc cho chủ đề, nếu không sẽ bị quên lãng. 

[​IMG]
“Nụ hôn ở quảng trường Thời Đại” - Nhiếp ảnh gia Alfred Eisenstaedt

• Phá quy luật “Chủ đề nên nhìn vào ống kính”
Khi chụp những tấm ảnh lúc chủ đề đang chơi đùa, làm việc hay đang tập trung chẳng hạn thì không cần chủ đề nhìn vào ống kính. Những cảnh này sẽ bộc lộ được sự tự nhiên và vô tư của bức ảnh. 

[​IMG]

• Phá quy luật “Đường cong hình chữ S ”

[​IMG]
Có lẽ S k phải là chữ cái duy nhất tạo được sự cuốn hút 

• Phá quy luật “Dành khoảng không gian trống phía trước cho vật chuyển động”
Khi muốn tạo cho người xem sự liên tưởng đến nơi chốn chủ đề đã đi qua hơn là đang hướng tới thì không cần dành khoảng không gian trống phía trước.

[​IMG]
Chủ đề khi chuyển động đã để lại một dấu vết gì đó phía sau: người lướt sóng có ngọn sóng phía sau.

[​IMG]
Một người đang chạy, đặt vị trí ở gần phí rìa của khuôn hình theo hướng chạy của anh ta, sẽ mang lại cảm giác sắp chạm tới đích. Điều này khá quan trọng khi chụp các sự kiện thể thao.

[​IMG]
Hoặc khi tạo cho người xem cảm giác về tốc độ. Muốn nhấn mạnh về tốc độ của chủ đề gây cho người xem ấn tượng là chủ đề di chuyển quá nhanh (nên tác giả không theo kịp). Ví dụ như máy bay để lại một làn khói dài phía sau. 

[​IMG]
Ảnh Gloria Hopkins
Chìa khóa cho sự thành công của bức ảnh này là không gian ánh sáng ở phía trên bên phải của khung tương phản nhẹ nhàng với bóng tối của của phần còn lại tạo một không gian mở rộng trí tưởng tượng cho người xem.

• Phá quy luật “Dành khoảng không gian phía trước mặt cho ảnh chân dung”
Khi chủ đề nhìn ra phía xa sẽ khiến mắt người xem hướng về góc tấm ảnh và lãng quên đi chủ đề. Phá quy luật này bằng cách thu hẹp khoảng không gian trước mặt chủ đề sẽ gợi cho người xem chú ý đến cảm xúc của chủ đề hơn. 

[​IMG]
Khi chụp ảnh chân dung, người chụp nên để chừa một khoảng trống nhiều hơn ở phía mà chủ thể đang nhìn tới. Cũng đúng nhưng vẫn có thể phá vỡ qui tắc này bằng cách hạn chế khoảng trống phía trước hướng nhìn của chủ thể nhằm thể tạo một bức ảnh có hiệu ứng căng thẳng hơn.

• Phá quy luật “Không nên dùng ống kính Wide Angle cho hình chân dung”
Khi muốn tạo sự vui nhộn cho tấm ảnh. Ví dụ như chụp đứa bé với cái mũi hoặc miệng thật to bằng ống kính wide angle. 

[​IMG]

Ảnh Doug Sahlin

• Phá quy luật “Chủ đề nên chiếm trọn khung hình”
Khi toàn cảnh cũng quan trọng như chủ đề, cần thu nhỏ chủ đề lại để có thể thấy toàn bộ môi trường chung quanh chủ đề. Hoặc muốn dùng chủ đề thu gọn như một tỷ lệ đo lường giúp cho người xem nhận ra được khoảng không gian rộng lớn bao quanh. Ví dụ như chụp một chiếc thuyền nhỏ mỏng manh bên cạnh một chiếc tàu lớn trên bến. 

[​IMG]

KẾT LUẬN

Tuân theo các quy luật về bố cục đến khi thuần thục và sau đó hãy thử nghiệm việc phá bố cục. Khi đã hiểu rõ về bố cục, việc phá bố cục sẽ tạo nên được tấm ảnh độc đáo và duyên dáng hơn.
Nguồn: sưu tầm.
BỖ CỤC TRONG NHIẾP ẢNH 
PHƯƠNG PHÁP TẠO HÌNH CƠ BẢN : EBOOK CĂN BẢN KĨ THUẬT NHIẾP ẢNH 

+ Bố cục là sự bố trí, sắp xếp những yếu tố tạo hình trên một cục diện, không gian nhất định nào đó. Những ý thức về bố cục đã được hình thành từ thời tiền sử. Văn minh Hy Lạp cổ đại đi đầu trong việc nguyên tắc hoá bố cục. 

[​IMG]

+ Trong các thời kỳ phát triển của mỹ thuật, bố cục luôn được coi trọng, đôi khi trở thành kinh điển, giáo điều. Ngày nay, bố cục được nhìn cởi mở hơn, quan niệm về “khuôn vàng thước ngọc” không còn tồn tại một cách cứng nhắc và bố cục bây giờ là sự hài hoà, hợp nhãn, đôi khi còn là sự “phá phách”, phục vụ cho ý tưởng sáng tạo của tác giả.

[​IMG]

II- PHÂN LOẠI: 
+ Sản phẩm của nhiếp ảnh là những hình ảnh thể hiện trên một mặt phẳng (không gian 2 chiều) thông thường được giới hạn bởi 1 hình chữ nhật hoặc hình vuông. Cũng như những môn tạo hình khác, nhiếp ảnh có những qui luật căn bản về tạo hình, chúng ta sẽ tìm hiểu khái quát về những căn bản đó.

[​IMG]

+ Trong nhiếp ảnh, những yếu tố tạo hình gồm những điểm, đường, vùng, mảng (khối), lưu ý là nhiều điểm có thể tạo thành một đường.
Bố cục trong không gian phẳng có thể được phân loại như sau: 

A - BỐ CỤC CÂN ĐỐI.

[​IMG]

+ Bố cục cân đối chia không gian ảnh làm hai phần tương đương nhau theo đường thẳng đứng; đường nằm ngang; đường chéo hoặc đường cong. Một bố cục cũng được xem là cân đối khi chủ thể được đặt vào giữa ảnh.

[​IMG]

+ Bố cục cân đối tạo cho ảnh sự nghiêm trang, khẳng định hoặc cố ý tạo sự cân đối. Bố cục này dễ làm ảnh trở nên đơn điệu, cứng nhắc, thiếu sinh động. Đây là loại bố cục khó dùng, có thời gian bị coi là cấm kỵ. Tuy thế, nếu áp dụng đúng tình huống mục đích có thể dễ gây ấn tượng.

[​IMG]

+ Ngưới ta thường dùng bố cục cân đối trong các chủ đề về kiến trúc dinh thự, quãng trường, công trình kiến trúc tôn giáo, tượng đài, ảnh thờ tự, ảnh hồ sơ…

[​IMG]
[​IMG]


[​IMG]

B-BỐ CỤC CHUẨN MỰC.

[​IMG]

Đây là hình thức bố cục được sử dụng phổ biến nhất, nó được xem là “tỷ lệ vàng” là chuẩn mực kinh điển, không riêng gì cho nhiếp ảnh mà cả những nghành mỹ thuật khác nữa. Bố cục chuẩn mực tạo nên 1 không gian sắp đặt hài hoa, có chính, có phụ. Nhằm cụ thể và hệ thống hoá phương thứ bố cục này, người ta xác định các dường mạnh, điểm mạnh nhằm tạo các điểm nhấn, điểm dừng của nhãn cảm.

[​IMG]

1-ĐƯỜNG MẠNH – ĐIỂM MẠNH.

a- Đường thẳng đứng – đường nằm ngang
Người ta chia mỗi chiều của bức ảnh ( hình chữ nhật hoặc hình vuông - giới hạn không gian của ảnh) ra làm 3 phần bằng nhau, từ đó vẽ những đường song song với các cạnh.
- 2 đường song song với cạnh ngang, gọi là 2 đường mạnh nằm ngang.
- 2 đường thẳng song song với chiều đướng, gọi là 2 đường mạnh thẳng đướng.
- 4 giao điểm của các đường mạnh cho chúng ta 4 điểm được gọi là 4 điểm mạnh.
Dựa trên các đường mạnh chúng ta có thể chia không gian thành nhiều phần hoặc đặt những thành phần cần nhấn mạnh của bối cảnh vào hoặc gần với đường mạnh, điểm mạnh. Những đường mạnh, điểm mạnh cho phép ta tạo những “trọng lương thị giác”, những điểm nhấn của bố cục.


[​IMG]

[​IMG]

THI DỤ:

[​IMG]

b- Đường chéo – đường cong
- Khi chụp ảnh, chúng ta không chỉ gặp đường thẳng đứng, đường nằm ngang mà rất nhiều khi, hoặc do bối cảnh có sẵn hoặc do ý tưởng thực hiện chúng ta còn khai thác những đường chéo (đường xiên), đường cong (đường uốn lượn). Vậy thế nào là một đường chéo, đường cong mạnh và các điểm mạnh của những đường ấy?
- Đường mạnh:
Một đường chéo hay một đường cong được xem là mạnh khi:
+ Xuất phát từ 1 góc của bức ảnh (hình chữ nhật hoặc hình vuông) đến điểm chia 1/3 của cạnh đối diện.
+ Hoặc xuất phát từ điểm 1/3 của cạnh này đến điểm 1/3 của cạnh kia.
Như vậy, chúng ta có nhiều đường chéo hay đường cong mạnh trên một bức ảnh. 


- Điểm mạnh:
+ Điểm mạnh trên đường chéo hay đường cong được hình thành bởi giao điểm của đường cong, đường chéo đó với 2 đường mạnh thẳng đứng hoặn nằm ngang, các đường mạnh này được xác định bởi vùng không gian ưu tiên.
+ Đường chéo hay đường cong trên bức ảnh chia không gian ảnh ra làm 2 phần (thường là 1 hình tam giác và 1 hình thang trong bố cục chéo). Phần không gian chứa 3 cạnh của bức ảnh là không gian ưu tiên.
Đường mạnh thẳng đứng hoặc nằm ngang được sử dụng là đường song song với 2 cạnh của không gian ưu tiên trên.

[​IMG]

[​IMG]

1-VÙNG MẠNH – VÙNG TỰA.

+ Trong thực tế, với những khái niệm về đường và điểm mạnh đôi khi làm người chụp bối rối vì nhiều trương hợp những yếu tố đó khá “trừu tượng”. Để cụ thể hơn chúng ta tìm hiểu thêm khái niệm về vùng ( hoặc hình khối).
+ Trong một không gian khi các đường, điểm không hiện diện cụ thể hoặc giả khi chụp chủ đề nằm trong một bối cảnh có nhiều mảng khối, chúng ta cần ứng dụng thêm khái niệm về vùng mạnh và vùng tựa.

a-Vùng mạnh:
Một vùng mạnh được hình thành bởi một đường mạnh và 2 điểm mạnh nằm trên đường mạnh đó. Như vậy trên 4 trục của các đường mạnh chúng ta có 4 vùng mạnh tương ứng.

[​IMG]
b - Vùng tựa:


[​IMG]

Vùng tựa là vùng nằm tại 4 góc của không gian ảnh, trong những trường hợp nếu ứng dụng vùng tựa, bố cục ảnh sẽ vững vàng hơn, vùng tựa còn rất hiệu quả khi dùng để “gói” không gian khi hậu cảnh quá tống trải, dư thừa (bằng tiền cảnh hoặc “đè đậm” các góc ảnh) 

THÍ DỤ:

[​IMG]

1-THÍ DỤ ỨNG DỤNG.

Dưới đây chúng ta cùng xem một thí dụ ứng dụng và hiệu quả của các đường, điểm, vùng trong bố cục. Thí dụ này dựa trên bối cảnh biển và những con thuyền và khai thác những yếu tố phụ của bối cảnh.

[​IMG]

- Hình 1:
Ứng dụng đường mạnh nằm ngang (phía trên) vào đường chân trời (giả dụ bầu trới khi ấy không có gì đặc biệt), một con thuyền được đặt vào một vùng mạnh.
- Hình 2:
Vì hình 1 còn rất đơn điệu nên đặt thêm một con thuyền vào điểm mạnh (B) phía phải bên trên cũng là để có chính (thuyên lớn) có phụ (thuyền nhỏ).
- Hình 3: 
Khai thác thêm những yếu tố phụ như những cành cây loã xoã được đặt vào vùng tựa ở góc trên làm tiền cảnh đồng thời để che bớt không gian thừa của bối cảnh.
- Hình 4:
Có thể dựa trên bối cảnh khai thác thêm một vùng tựa ở góc dưới bên phải tạo cho bố cục vững hơn, cân bằng hơn.
- Chúng ta nhận thấy từ hình 1 đến hình 4 bức ảnh từng bước hoàn chỉnh hơn về bố cục. 

C - BỐ CỤC HỔN HỢP

[​IMG]

Trong thực tế, nhiều trường hợp để tạo một bố cục phong phú, uyển chuyển, chúng ta có thể vận dụng cùng lúc 2 hay nhiều phương thức bố cục. Thông thường, bố cục cân đối và bố cục chuẩn mực được vận dụng song hành với nhau. Hình thức bố cục này rất linh động và ứng dụng ngày càng phổ biến.
[​IMG]

[​IMG]

D-BỐ CỤC TRONG ẢNH CHÂN DUNG

[​IMG]

[​IMG]

Với ảnh chân dung, khuôn mặt người là chủ thể của bức ảnh. Do vậy, nếu chụp chân dung cả người hoặc 2/3 người, ta nên đặt khuôn mặt(đầu) vào điểm mạnhhay đường mạnh phía bên trên.Với chân dung nửa người, ta nên đặt 1 hay 2 con mắt của người mẫu nằm trên đường mạnh phía bên trên, tốt hơn hết là đặt 1 con mắt của người mẫu vào đúng điểm mạnh.

[​IMG]

Cần lưu ý đến hướng nhìn của người mẫu: Hướng nhìn phải có không gian rộng hơn phần còn lại. 

[​IMG]
THÍ DỤ:

[​IMG]


E-BỐ CỤC PHÁ CÁCH


[​IMG]
+ Một khi bức ảnh có bố cục không theo một phương thức nào cụ thể hoặc dĩ còn phá bỏ các qui phạm, tạo được “cú sốc”, ấn tượng đặc biệt trong tạo hình, chúng ta có thể xem đó là một bố cục phá cách. Vì vậy, bố cục phá cách thường rất khó và ít khi xuất hiện, muốn thực hiện một bức ảnh có bố cục phá cách, người cầm máy thường phải có bản lĩnh.


[​IMG]

+ Hơn nữa, bố cục phá cách còn phải chứa đựng môt ngôn ngữ ảnh cũng phải rất đặc biệt thì tác phẩm mới được xem là thành công.

[​IMG]

[​IMG]

F- CROP ẢNH TRONG PHOTOSHOP

+ Cắt cúp ảnh là một công viêc được gọi là “bố cục lần thư 2”. Khi chúng ta chụp 1 bức ảnh nhưng vì lý do nào đó, bố cục ban đầu không tốt, chúng ta sẽ cắt bớt 1 hay nhiều chiều của bức ảnh để có một bố cục như ý. 

+ Crop là bước quan trọng nhưng cũng đơn giản khi xử lý hậu kỳ bức ảnh. Tất cả phần mềm xử lý ảnh đều có công cụ crop, cho phép bạn cắt cúp hoặc đơn giản góc cạnh của một bức ảnh. Tất nhiên, không phải bức ảnh nào cũng cần phải crop. Mặc khác, nếu một bức ảnh được crop có chủ ý, nó sẽ tạo ra ấn tượng mạnh mẽ về mặt thị giác và bố cục. Nếu bạn chưa hoàn toàn bị thuyết phục thì hãy nhìn những minh họa bên dưới.
[​IMG]

+ Để crop ảnh, bạn chỉ cần mở phần mềm xử lý ảnh (photoshop hoặc light room) và chọn công cụ crop. Đặt công cụ crop vào một góc của bức ảnh và kéo chọn vùng ảnh bạn muốn giữ. Vùng bị cắt sẽ hiển thị màu đen hơn hoặc sáng hơn, tùy phần mềm bạn đang dùng.
+ Một khi bạn đã hài lòng với bố cục mới, click chuột vào bức ảnh, hoặc click Enter (Windows) hoặc Return (Mac OS) để hoàn tất quy trình crop ảnh


[​IMG]

2 ĐIỀU CẦN NHỚ KHI CROP ẢNH :
  1. Luôn luôn sử dụng bản copy để crop ảnh. Một số phần mềm tự động mở và lưu bức ảnh của bạn ở dạng file copy. Nếu xử lý trên bức ảnh góc, những thay đổi trên bức ảnh sẽ không phục hồi được một khi bạn đã lưu ảnh. Mặc khác, nếu giữ lại ảnh góc, bạn có thể sử dụng và thực hiện lại quy trình crop ảnh cho lần sau.
  2. Độ phân giải pixels sẽ thay đổi khi bức ảnh được crop. Nếu bức ảnh của bạn bị mờ đi đo giảm độ phân giải sau khi crop, thì hãy phục hồi lại bức ảnh (undo) và chọn vùng crop ít hơn để giữ độ phân giải cao hơn.
Bạn có thể chọn vùng crop lớn hơn với những bức ảnh có độ phân giải cao. Bạn nên ghi nhớ điều này khi chụp ảnh và luôn đảm bảo máy ảnh của bạn đã được thiết lập chế độ chụp ở độ phân giải cao nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét