Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Kỹ thuật chụp ảnh Đặc biệt , Nâng cao

Tự tạo hình dạng bokeh trong ảnh chụp theo sở thích

Bokeh (từ tiếng Nhật (boke ぼけ, danh từ của “bokeru” ぼける, nghĩa là “nhòe“) là một thuật ngữ được dùng trong nhiếp ảnh để chỉ chất lượng và hình thù của những vùng ảnh mờ nhòe ngoài vùng lấy nét.
Bokeh hình trái tim được tạo ra từ việc sử dụng một tấm bìa đen che trước ống kính 50 mm/f1.8 có cắt hình trái tim ở giữa. Ảnh: diyphotography.
Bokeh hình trái tim được tạo ra từ việc sử dụng một tấm bìa đen che trước ống kính 50 mm/f1.8 có cắt hình trái tim ở giữa. Ảnh: diyphotography.
Có nhiều cách tạo hiệu ứng Bokeh cho ảnh chụp như sử dụng phần mềm Photoshop, sử dụng phông nền khác nhau khi chụp ảnh hay dựa vào các yếu tố kỹ thuật khác nhau của ống kính (cấu tạo thấu kính, số lượng lá khẩu), tự tạo Bokeh theo những hình mẫu sáng tạo bằng việc sử dụng một nắp che đặt trước ống kính máy ảnh có khoét sẵn những hình ảnh mong muốn.
Trong số những phương pháp trên, bài viết chỉ đề cập đến cách tạo bokeh bằng những hình mẫu như trái tim, ngôi sao hay một hình ảnh bất kỳ do tính sáng tạo cao và không quá khó. Tuy vậy, để có thể tạo ra những hiệu ứng bokeh lung linh từ những hình mẫu sáng tạo này bạn cần nắm rõ một số nguyên tắc cơ bản sau.
Ống kính phù hợp
Để có thể tạo một hình dạng bokeh yêu thích cho ảnh chụp, trước hết bạn cần cắt một tấm bìa đen có kích thước bằng với đường kính của ống kính, sau đó khoét ngay chính giữa một hình dạng mong muốn như hình trái tim, ngôi sao….như hình bên dưới. Với cách làm này, chúng ta sẽ tạo ra một giá trị khẩu độ mới nhỏ hơn thay cho độ mở mặc định của ống kính đang sử dụng.
002Cơ bản, bạn có thể sử dụng gần như mọi loại ống kính để tạo ra những hiệu ứng bokeh mong muốn. Song, những ống kính có độ mở lớn (f1.8 hay thậm chí f1.4) với chiều dài tiêu cự từ 50 mm trở lên là những lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Vì những model ống kính có độ mở tối đa hạn chế (f3.5 hoặc lớn hơn), việc cắt hình mẫu bokeh mong muốn sẽ khó thực hiện hơn (do kích thước ngày càng nhỏ) và thao tác lấy nét đối tượng cần chụp cũng không còn đơn giản nữa.
Một khi đã lựa chọn được một ống kính phù hợp, điều đáng quan tâm ở đây chính là kích thước của hình dạng Bokeh mà bạn dự định tạo ra.
Kích thước của hình mẫu bokeh (đường kính của khẩu độ mới)
Cách đơn giản để có thể tính đường kính của khẩu độ mới chính là lấy chiều dài tiêu cự chia cho trị số f nhỏ nhất (đối với ống một khẩu). Cụ thể, nếu sử dụng ống 50mm/f1.8, ta sẽ có giá trị đường kính thực sự của độ mở ống kính tối đa là 27,7 mm. Tương tự với ống kính tiêu cự 100mm, khẩu độ f2, ta sẽ có giá trị đường kính thật của khẩu độ sẽ là 50 mm.
Ảnh chụp thử bokeh hình ngôi sao 4 cánh bằng ống kính tiêu cự 18-55 mm/f3.5-5.6 ở tiêu cự 50 mm, f5.6.
Ảnh chụp thử bokeh hình ngôi sao 4 cánh bằng ống kính tiêu cự 18-55 mm/f3.5-5.6 ở tiêu cự 50 mm, f5.6.
Một khi đã có được kích thước độ mở thật của ống kính, lúc này bạn vẽ một vòng tròn đồng tâm (trên tấm bìa đen ban đầu) có kích thước nhỏ hơn giá trị vừa tính được. Sau đó, tiếp tục vẽ hình ngôi sao hay trái tim nội tiếp đường tròn nhỏ này rồi cắt bỏ đi phần bên trong để chừa chỗ cho ánh sáng đi qua ống kính là xong.
Ngoài việc tính kích thước của hình dạng bokeh mới, bạn cũng cần lưu ý cắt tỉa hình dạng bokeh mong muốn sao cho thật sắc nét để có kết quả ưng ý. Có thể sử dụng chế độ Manual hay Av và thiết lập giá trị khẩu độ nhỏ nhất (f1.8 hay nhỏ hơn nếu có thể). Khi chụp, khoảng cách giữa máy và chủ thể nên thu hẹp tối đa (trong phạm vi lấy nét cho phép của ống kính), nhưng khoảng cách giữa chủ thể đến phông nền càng xa hình dạng bokeh càng đẹp hơn.

4 cách để Bokeh đẹp hơn

Khi bạn làm chủ độ sâu trường ảnh (dof), tức là bạn đang chọn đối tượng của mình nổi bật lên trong hậu cảnh hoặc tiền cảnh… Và, có đôi khi, bạn làm cho hậu cảnh, tiền cảnh mờ nhòe đi càng mịn càng tốt. Thế nhưng, có người không luôn làm mờ mịn hậu cảnh mà làm chủ dof để tạo bokeh đẹp.

Bokeh là phần ảnh không tạo độ tập trung cho người xem ảnh. Nhưng, nó làm tăng độ thẩm mỹ cho ảnh, gợi lên một ý tưởng cho ảnh, tạo không gian cho đối tượng cần nổi bật. Có 4 kỹ thuật cơ bản để cải thiện bokeh.



1. Điều chỉnh dof


[​IMG]

Ảnh Niceman/David Liu - cbsvn photo

Vì Bokeh là phần mờ của khung ảnh, chính nó trực tiếp liên quan đến độ sâu trường ảnh, là phần ảnh nằm ngoài khu vực lấy nét khi chụp. Khi bạn chụp với khẩu độ lớn (chỉ số f lớn) với tốc độ nhanh thì độ sâu trường ảnh cạn, hậu cảnh mờ nhòe không rõ nét. Độ dài tiêu cự càng ngắn thì độ sâu càng nhiều. Như vậy, kiểm soát độ sâu trường ảnh ngoài việc làm chủ khẩu độ, còn bị ảnh hưởng bởi tiêu cự ống kính. Khoảng cách chụp từ ống kính đến điểm lấy nét càng dài thì độ sâu ảnh càng lớn.


Vậy, thay vì thông thường ta mở khẩu, tăng tốc độ, chụp với tiêu cự ông kính dài… để xóa mờ tiền cảnh, hậu cảnh, thì để tạo bokeh đẹp, bạn nên làm chủ tiền cảnh hậu cảnh đó ở mức đủ chi tiết theo ý muốn. Chụp cô dâu chú rễ ở một cảnh tuyệt đẹp như đồi cát hay thác nước, nhưng khi làm ảnh thì không nhận ra hậu cảnh là gì nữa. Thật tiếc! Tạo một bokeh đẹp với việc xác định đúng độ sâu dof ảnh hơn là lúc nào cũng xóa mịn hậu cảnh.


2. Chọn ống kính thích hợp


[​IMG]


Độ mở (khẩu độ) của ống kính là một nhóm các cánh thép tạo thành một vòng tròn hoặc bát giác, qua đó ánh sáng đi tới cảm biến của máy ảnh. Người ta thường thích cửa khẩu đó hình tròn hơn hình bát giác. Nhiều ống kính đắt tiền sử dụng nhiều lá lúa thép đó để tạo hình tròn hơn. Có khi họ dung lá thép hình lưỡi để tạo hình tròn. Vậy, khi chọn mua ống kính, bạn nhớ xem kỹ cửa khẩu này để chọn cho phù hợp.


3. Tạo Bokeh bằng phụ kiện bên ngoài


[​IMG]


Bộ kit bokeh này rất thông dụng đối với nhiều nhiếp ảnh gia. Đó là các miếng cắt hình dạng khác nhau gắn vào trước ống kính. Hình dạng được cắt sẽ tạo hình ánh sáng trong bokeh ảnh. Đây là một sáng tạo hấp dẫn, tuy nhiên không nên lạm dụng. Để tạo hiệu ứng này, bạn lấy một miếng giấy màu đen, khoét lỗ bằng đồng xu, dán vào đầu ống kính. Chú ý là lỗ cắt phải chính xác giữa ống kính. Và, khi đó, hình ảnh bokeh phụ thuộc vào sáng tạo của bạn.


[​IMG]


[​IMG]


4. Kết hợp tiền cảnh với hậu cảnh


[​IMG]

Ảnh Shermeee

Những bức ảnh quyến rũ người xem là những bức ảnh mang tính bất ngờ lớn. Tiền cảnh sắc nét kết hợp với phần hậu cảnh mờ tạo nên một khung ảnh đầy sáng tạo, người xem không thể đoán trước. Hiệu ứng này thường được các nhiếp ảnh gia đám cưới áp dụng, khi đặt cô dâu gần ống kính rõ nét, chú rễ mờ ảo trong hậu cảnh. Nếu sáng tạo làm cho sự tương tác giữa tiền cảnh và hậu cảnh càng gắn kết thì ảnh càng có tính hấp dẫn.


22 kỹ thuật chụp ảnh đêm cho người mới bắt đầu

Làm thế nào để chụp những tấm ảnh đêm với máy ảnh và các thủ thuật cho người mới bắt đầu? Cho dù bạn muốn tìm hiểu làm thế nào để có hình ảnh của bầu trời đêm, làm thế nào để vẽ với ánh sáng hoặc chỉ muốn biết các cài đặt camera để cho hình ảnh chất lượng cao, hướng dẫn này sẽ làm sáng tỏ những câu hỏi thông thường và kỹ thuật phổ biến…
22_ky_thuat_chup_anh_dem_cho_nguoi_moi_bat_dau_01
1. Để có những bức ảnh đêm chất lượng cao
Nếu bạn muốn chụp đêm tốt nhất bạn cần phải chụp ở chất lượng hình ảnh tốt nhất, và đó có nghĩa là định dạng ảnh RAW. Bằng cách chụp RAW bức ảnh của bạn sẽ giữ lại nhiều “thông tin” nhất, mang đến cho bạn khả năng lớn hơn để hiệu chỉnh ảnh của bạn trong Adobe Camera Raw và các phần mềm xử lý khác. RAW có lợi ích đặc biệt khi chụp đêm vì nó cho bạn linh hoạt hơn khi bạn muốn thay đổi những thứ như nhiệt độ màu (hoặc Cân bằng trắng – WB) hoặc tăng (sáng) hoặc giảm (tối) phơi sáng…
2. Sử dụng chân máy để cho hình ảnh sắc nét
Chụp vào ban đêm rõ ràng là sẽ có ít ánh sáng và do đó làm chậm tốc độ màn trập. Bất cứ tốc độ nào, từ 1 đến 30 giây đều là thời gian quá dài để bạn có thể giữ chắc máy bằng tay. Vì vậy, bạn sẽ cần phải mang theo giá ba chân nếu bạn muốn kết quả sắc nét. Hãy đảm bảo rằng giá ba chân của bạn được dựng đúng cách và chắc chắn – rất dễ dàng để hình ảnh trở nên mềm mại bởi vì bạn sẽ không phải kiểm tra lại. Hãy treo túi đựng máy ảnh vào dưới cùng của cột trọng tâm của giá ba chân nếu có thể. Và đừng giữ giá ba chân khi bạn đang chụp với tốc độ màn trập chậm, vì bất kỳ chuyển động nhỏ nào đều có thể khiến hình ảnh bị mờ.
3. Chọn địa điểm chụp ảnh đêm thuận lợi
Saltford quays at night
Trước khi lọ mọ vào ban đêm, nếu bạn có kế hoạch chọn chỗ trước nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian quý giá sau này. Chọn vị trí tốt, hướng ra những điểm tốt nhất trong thành phố của bạn để tìm ánh sáng và kiến trúc thú vị nhất, hoặc nếu bạn đang tìm kiếm để chụp những vệt đèn giao thông, hãy kiểm tra những con đường tấp nập nhất, khi nào là thời gian tốt nhất để chụp lại ý tưởng của bạn, và đâu là vị trí tốt nhất (và an toàn nhất) để từ đó đứng chụp.
4. Sử dụng khẩu độ của ống kính phù hợp nhất
Sử dụng dải “điểm tốt nhất” (sweet spot) của khẩu độ cho ống kính của bạn – thường giữa f/8 và f/16, nhưng hãy chụp thử để tìm được khẩu độ này. Ngay cả ống kính chuyên nghiệp cũng không tạo kết quả tốt nhất khi được sử dụng ở khẩu độ tối đa hay tối thiểu của nó. Bằng cách sử dụng khẩu độ ở giữa phạm vi có thể bạn sẽ tăng khả năng chụp những bức ảnh sắc nét với ống kính của bạn.
5. Thiết lập các cài đặt chụp đêm
Để kiểm soát độ phơi sáng, tốt nhất là chụp ở chế độ Manual để bạn có thể chọn độ mở ống kính hẹp tốt nhất và tốc độ màn trập chậm để chụp ảnh ban đêm. Bắt đầu bằng cách thiết lập độ mở hẹp khoảng f/16, sau đó xoay chỉnh tốc độ màn trập cho đến khi điểm phơi sáng ở giữa của dải Chỉ số phơi sáng. Chụp thử một số ảnh và xem lại chúng trên màn hình LCD của bạn. Hãy nhớ rằng đây là những gì máy ảnh của bạn cho là phơi sáng tốt nhất, nhưng nếu bạn thấy những bức ảnh quá sáng, hãy giảm 1-2 stop để chúng thực sự nhìn tối hơn!
6. Làm thế nào để có được hiệu ứng “ngôi sao” của đèn đường
22_ky_thuat_chup_anh_dem_cho_nguoi_moi_bat_dau_03
Sử dụng một khẩu độ nhỏ (khoảng f/16) sẽ không chỉ đảm bảo độ sâu hơn về trường ảnh, mà còn tạo cho bức ảnh của bạn được sắc nét từ tiền cảnh đến hậu cảnh, và cũng sẽ làm cho đèn đường “lấp lánh” trong những cảnh của bạn, tạo cho bức ảnh một hiệu ứng thần kì.
7. Thành phần trong một bức ảnh đêm
Cẩn thận nghiên cứu hiện trường trước khi bạn bắt đầu chụp ảnh. Các phần của khung cảnh trong bóng tối? Hãy tạo cho các vùng của bức ảnh trở nên thú vị, đầy màu sắc, sáng rực rỡ hoặc tối hơn như nó vốn có? Nếu vậy, đừng ngại phóng to khu vực ăn ảnh nhất. Phóng to với ống kính góc rộng hoặc “zoom bằng chân” – chỉ cần di chuyển gần hơn đến chủ thể …
 8. Sử dụng Mirror Lock-up:
Sự chuyển động nhỏ nhất có thể khiến máy ảnh bị rung không mong muốn, và điều này thậm chí còn bao gồm việc các gương di chuyển lên xuống bên trong máy ảnh SLR kỹ thuật số của bạn. Bạn có thể nhanh chóng kích hoạt tính năng Mirror Lock-up (tìm nó trong trình đơn phần Settings của các menu điều khiển).
9. Đừng chạm vào máy ảnh của bạn!
Various shoots morning and night
Khi chụp phơi sáng dài vào ban đêm, thậm chí chạm vào máy ảnh của bạn để bấm nút chụp cũng có thể tạo ra sự dịch chuyển đủ để làm mờ bức ảnh. Sử dụng tính năng chụp hẹn giờ được tích hợp trong máy ảnh để kích hoạt chụp tự động sau khi bạn đã nhấn nút để tránh bất kỳ sự rung máy nào. Đối với các tấm ảnh mà dựa vào thời gian chính xác, sử dụng một bộ kích hoạt từ xa (hoặc dây bấm mềm).
10. Sáng tạo ý tưởng cho chụp người
22_ky_thuat_chup_anh_dem_cho_nguoi_moi_bat_dau_05
Lúc nào cũng vậy, những nhiếp ảnh gia chúng ta đi trên đường của mình, tránh để người lọt vào trong các bức ảnh chụp phong cảnh đẹp của chúng ta. Tuy nhiên, khi nói đến chụp ảnh đêm, bao gồm cả đám đông người trong khung hình có thể làm tăng thêm các tương phản và sự thú vị cho tấm ảnh của bạn. Nếu người không di chuyển, hãy thử sử dụng họ như một hình bóng sáng tạo để làm nổi bật tấm ảnh. Hoặc, nếu mọi người đang đi bộ qua, hãy thử sử dụng một tốc độ màn trập khoảng 1/4-1/2 giây để họ là bóng mờ “sáng tạo”.
11. Thiết lập ISO nào là tốt nhất để chụp ảnh vào ban đêm?
Mức ISO bạn cài đặt cần phải phụ thuộc vào loại hình ảnh đêm bạn đang chụp. Nếu bạn đang chụp cảnh thành phố với phơi sáng lâu, bạn sẽ sử dụng giá ba chân, vì vậy bạn có thể giữ ISO ở mức 100 hoặc 200. Điều này cũng sẽ giữ cho mức độ nhiễugiảm – lý tưởng để giữ lại chi tiết tối đa trong cảnh chụp đêm. Nếu bạn chụp một buổi trình diễn ngoài trời vào ban đêm và giữ máy bằng tay, bạn sẽ cần phải đẩy ISO lên (hãy thử ISO 1000 hoặc ISO 1600) để đảm bảo tốc độ màn trập đủ nhanh để chụp ảnh sắc nét.
12. Các bức ảnh làm mờ chuyển động
22_ky_thuat_chup_anh_dem_cho_nguoi_moi_bat_dau_06
Chụp chuyển động mờ trên máy ảnh có thể chuyển đổi những cảnh buồn tẻ thành tác phẩm gây ấn tượng về nghệ thuật. Tin tốt là, bạn chỉ cần sử dụng máy ảnh kỹ thuật số của bạn trên giá ba chân và chọn một tốc độ màn trập chậm (thử từ 2-5 giây, tùy thuộc vào tốc độ của phương tiện giao thông mà bạn đang chụp hình) để có sáng tạo ảnh chuyển động vào ban đêm.
13. Lấy nét tự động hay chỉnh tay?
Đối với ảnh chụp ban đêm tốt nhất là sử dụng cả tự động lấy nét (AF) và chỉnh tay (MF). Sử dụng AF để lấy nét vào bộ phận của khung cảnh, sau đó chuyển sang MF để khóa lấy nét. Bằng cách đó máy ảnh của bạn sẽ không bị tự động thay đổi canh nét khi thay đổi ánh sáng hoặc khung cảnh hoặc khi phương tiện giao thông vượt qua tăng lên. Khi chụp trong bóng tối bạn sẽ cần phải tìm một phần của khung cảnh đủ sáng để máy ảnh của bạn có thể đạt được AF. Nếu bạn gặp vấn đề, chuyển sang MF và sử dụng Live View để phóng to màn hình LCD của bạn và kiểm tra điểm lấy nét của bạn trước khi chụp với phơi sáng lâu.
14. Thời điểm cho chụp ảnh đêm
22_ky_thuat_chup_anh_dem_cho_nguoi_moi_bat_dau_07
Thời điểm ban đêm có thể làm cho tất cả mọi thứ khác biệt khi nói đến những vệt sáng đèn giao thông. Sẽ có thêm phương tiện giao thông ở trung tâm thành phố của bạn từ 5-6pm mỗi ngày. Bạn mong muốn vào giờ cao điểm! Thiết lập ở một nơi an toàn bên một con đường tấp nập và thử nghiệm với độ phơi sáng 10-30 giây để bắt được những vệt ánh sáng dày đặc nhất. Lưu ý rằng vào đầu buổi tối, vẫn sẽ có một chút ánh sáng trên bầu trời – ngay cả nếu nó trông tối bằng mắt thường. Mà các hình ảnh nào sau đây làm bạn thích hơn? Rất có thể, đó là bức chụp đầu tiên, với bầu trời xanh nhẹ hơn và đường phố tấp nập.
15. Cài đặt cân bằng trắng vào ban đêm
Nếu bạn đang sử dụng tự động cân bằng trắng, nó dễ dàng làm cho DSLR của bạn nhầm lẫn với những gì được cho là thiết lập tốt nhất của cân bằng trắng (WB) khi chụp dưới ánh đèn đường phố vào ban đêm. Để đảm bảo kết quả phù hợp, hãy tự thiết lập WB; thử mây (Cloudy -6000K) để làm ấm lên cảnh của bạn (làm cho chúng màu da cam) hoặc Ánh đèn sân khấu (Tungsten-3200K) để làm mát xuống nhiệt độ (làm cho chúng trông xanh).
16. Tắt IS
Tinh năng ổn định hình ảnh (Image Stabilisation – IS) trên ống kính rất hữu ích cho việc giảm rung máy khi bạn đang chụp cầm tay, nhưng nó có thể có tác dụng ngược lại khi bạn đang sử dụng chân máy và đang phơi sáng lâu – những cảm biến hồi chuyển bên trong hầu hết các ống kính IS thực sự tạo chuyển động không mong muốn. Tắt chức năng IS và bạn sẽ không phải lo lắng! Làm như thế cũng sẽ làm tăng tuổi thọ pin – hữu ích trong điều kiện lạnh.
17. Làm thế nào để chụp ảnh những vệt sao?
22_ky_thuat_chup_anh_dem_cho_nguoi_moi_bat_dau_08
Trong khi những vệt đèn giao thông phơi sáng với 30 giây, thì những vệt sao có thể mất hơn 30 phút! Có hai phương pháp để chụp những vệt sao, trong một phơi sáng kéo dài, hoặc trong một loạt các phơi sáng tiếp nối nhau. Với phương pháp phơi sáng đơn, tốt nhất là sử dụng máy ảnh của bạn với chức năng Phơi sáng lâu có giảm nhiễu (Long Exposure Noise Reduction). Vấn đề với một phơi sáng kéo dài là bầu trời có thể trở nên khá sáng ở thời điểm cuối cùng. Hoặc bạn có thể tạo một loạt các phơi sáng và trộn chúng với nhau bằng cách sử dụng một phần mềm là Startrails ( www.startrails.de ). Sử dụng khẩu độ f/4 và ISO 400 để cho nhiều ánh sáng đi vào. Chụp một loạt các bức ảnh phơi sáng 30 giây trên Bulb (ở chế độ Manual) và ở chế độ chụp liên tiếp (với chức năng Phơi sáng lâu có giảm nhiễu tắt). Trình tự cần phải hơn một giờ hoặc hơn cho một hiệu ứng thị giác tốt.
18. Phản chiếu vào ban đêm
Để cho bức ảnh của bạn vào ban đêm nổi bật, hãy tìm nước ở phía trước của tòa nhà, sông, hồ, để phản chiếu gấp đôi số lượng đèn chiếu sáng và màu sắc trong hình ảnh của bạn. Ngay cả thời tiết ẩm ướt, thời tiết mùa đông có thể giúp để biến vỉa hè và sân xám xịt vào các bề mặt phản chiếu thú vị, từ đó tạo ra một số tiền cảnh thú vị.
19. Hiệu ứng đặc biệt
Hãy thử kỹ thuật zoom để chụp hiệu ứng nghệ thuật của ánh sáng ban đêm. Đối với điều này, bạn sẽ cần một ống kính zoom 18-55mm hoặc ống kính kit 17-85mm sẽ làm nên một bức ảnh độc đáo, và một tốc độ màn trập chậm – phụ thuộc vào ánh sáng sẵn có, khoảng 1/15-1/4 giây là một khởi đầu tốt. Bắt đầu với ống kính ở góc rộng của nó, sau đó phóng to khi bạn nhấn nút chụp. Ngoài ra, bắt đầu phóng to, sau đó nhấn nút chụp và thu nhỏ. Thử nghiệm và bạn sẽ sớm được kết quả chụp zoom tốt!
20. Vẽ với kỹ thuật ánh sáng
22_ky_thuat_chup_anh_dem_cho_nguoi_moi_bat_dau_09
Vào một đêm không trăng, bất kỳ hòn đá, rặng cây và vật thể cố định trong các bức ảnh phong cảnh của bạn cũng có thể trở thành bóng tương phản với bầu trời, vì vậy hãy chiếu sáng chúng bằng cách sử dụng một ngọn đuốc. Với một bóng đèn dây tóc, đặc trưng ‘vẽ’ sẽ mang một màu vàng. Bởi bao phủ ngọn đuốc với một CTB ( Nhiệt độ màu Blue – Colour Temperature Blue) màu xanh, bạn có thể tạo ra một hiệu ứng, tự nhiên hơn ánh trăng.
Cho hình ảnh viền đơn giản tốt nhất:
- Đến trước khi trời tối để tìm thấy những bố cục tốt nhất.
- Chuyển sang chế độ phơi sáng bằng tay và bắt đầu với phơi sáng khoảng 120 giây ở khẩu f/8. Chỉnh khẩu độ lên hoặc xuống từ đó hoặc thay đổi tốc độ chụp để điều chỉnh độ phơi sáng. Thời gian không phải là một khoa học chính xác – chỉ tính trong đầu của bạn!
- Giữ ngọn đuốc trong chuyển động, nếu không bạn sẽ có các mảng và vết bẩn ánh sáng trên chủ thể
21. Hãy giữ máy ảnh của bạn làm việc trong thời tiết lạnh
Năng lượng của pin giảm mạnh khi chụp trong điều kiện lạnh – và khi chụp phơi sáng lâu. Để tránh bị “loại khỏi vòng chiến đấu” và lỡ mất bức ảnh hoàn hảo, giữ một hoặc hai cục pin dự phòng trong túi áo của bạn để bạn sẵn sàng nhanh chóng thay thế khi pin hết. Chúng ta thường thấy rằng bằng sự giữ ấm, cục pin lạnh trong túi của chúng ta sẽ “trở về với cuộc sống” để bạn có thể sử dụng nó khi cần thiết. Bạn cũng đừng quên giữ cho mình ấm áp – và nếu bạn đang ở trong một khu vực nhộn nhịp hoặc chụp ảnh gần những con đường, hãy mặc áo dễ thấy (áo phản quang) để tăng thêm độ an toàn.
22. Thủ thuật phòng tối kỹ thuật số
Khi xử lý ảnh RAW chụp đêm trong Adobe Camera Raw, đừng ngại kéo các thanh trượt Nhiệt độ lên để tăng cường độ của ánh sáng và màu sắc. Đẩy nhẹ thanh trượt Vibrance and Saturation lên một chút cũng có thể làm tăng màu sắc – tuy vậy đừng quá lạm dụng nó. Sử dụng thanh trượt phục hồi sau các tinh chỉnh để chống nhấn mạnh các điểm cháy sáng, thường có thể xuất hiện sau khi bạn đã thực hiện cải tiến màu sắc và tone ảnh.
Nguồn: tổng hợp

Nguyên tắc căn bản của chụp ảnh ban đêm khá đơn giảnđó chính là sự ổn định của máy ảnh dựa trên chân máy, khuôn hình và đo sáng. Thế nhưng chụp ảnh buổi tối lại đòi hỏi nhiều kinh nghiệm hơn lý thuyết vì ở mỗi một diều kiện ảnh sáng phức hợp khác nhau ta cần có một cách chụp khác nhau. 

1. Chọn phim 

Có lẽ một trong những câu hỏi đầu tiên là ta sẽ sử dụng loại phim nào? Âm bản? Dương bản hay kỹ thuật số? Với các phim dương bản 50, 100 ISO thì chỉ có loại phim chụp với ánh sáng ban ngày "Daylight" (5500 độ K) và chúng sẽ làm "nóng" lên đáng kể nhiệt độ mầu của ánh sáng nhân tạo (3200-3800 độK). Có những loại phim dương bản "Tungsten" nhưng hạt phim rất lớn. Như thế việc sử dụng phim âm bản, thậm chí tới tận 400, 800 ISO, là hợp lý hơn vì chúng điều hoà tốt các loại ánh sáng. Với kỹ thuật số hiện tại thì chụp ảnh ban đêm không còn là khó khăn nữa vì khả năng cảm nhận mầu, phâ biệt mầu cũng như thể hiện tốt các chi tiết trong bóng tối.

2. Độ nhạy ISO 

Thế còn độ nhạy sáng của phim, ta sẽ chọn ISO bao nhiêu là thích hợp? 

Câu trả lời rất chính xác và đơn giản: chỉ số ISO được chọn tuỳ thuộc vào những điều kiện ánh sáng lúc bạn chụp ảnh. Với chân máy ảnh thì việc chụp ảnh ban đêm không có vấn đề gì hết với 50, 100 ISO khi thời gian chụp lâu và chân máy ảnh vững. Như thế ta có thể tái tạo lại những chi tiết rất rõ ràng. Bạn nên chụp bằng nhiều khuôn hình khác nhau với kỹ thuật "bracketing" để tránh lỗi đo sáng nhầm do các nguồn sáng đặc biệt xuất hiện trong bố cục ảnh. Nếu như bạn không có dây bấm mềm hay điều khiển từ xa thì cách tốt nhất là để máy ở chế độ chụp tự động nhằm tránh những rung động không cần thiết. 

3. Tốc độ chụp 

Chụp ảnh ban đêm đòi hỏi tốc độ chậm, màn chập mở lâu. Chính vì lý do đó mà độ ổn định của chân máy ảnh là vô cùng cần thiết. Bạn không nên mở hết chiều cao của chân máy vì như thế chân máy sẽ chắc hơn. Lưu ý khi chụp ảnh trong thành phố gần đường giao thông vì có nhiều rung động nền. Chân máy nhất thiết phải có đế cao su để triệt tiêu những rung động này. Tốc độ chậm còn có tác dụng xoá đi những chuyển động không cần thiết. Tuỳ theo tốc độ chuyển động của vật thể cũng như ánh sáng mà chúng có thể bị biến mất hoàn toàn hay một phần trong ảnh. Bạn nên bấm máy trước khi chủ thể đi vào giữa khuôn hình để cho hình ảnh của phông hiện rõ hơn. 

4. Đèn flash 

Còn chụp ảnh với đèn flash? Nếu như bạn muốn ghi lại một chuyển động của vật thể thì đây là giải pháp tốt. Chụp đèn flash với tốc độ chậm ở ví trí màn chập thứ 2. Ưu điểm của phương pháp này là ánh sáng đèn flash chỉ có tác dụng sau khi vật thể đã chuyển động và được ghi hình. Trong mọi tình huống thì bạn nên hiệu chỉnh ánh sáng -0,3Ev hoặc 0,5Ev để tránh hiện tượng bị thừa sáng. 

5. Đo sáng 

Chụp ảnh trong đêm thì đo sáng như thế nào? Để thừa sáng hay thiếu sáng? ta chỉ có thể trả lời cho câu hỏi này trong từng trường hợp cụ thể. Chế độ đo sáng phức hợp "Multizone" rất dễ cho ta một thông số sai. Thường là ảnh của bạn hay bị thừa sáng. Thế nhưng hiệu quả thừa sáng trong điều kiện ánh sáng không gian vẫn còn đôi khi lại là một ấn tượng bất ngờ. Bạn có thể chủ động tạo ra loại ánh sáng này bằng cách thêm +1Ev hay +2Ev. Trong một số điều kiện khác, như với các công trình kiến trức được chiếu sáng trong đêm thì việc dùng chế độ đo sáng điểm "spot" để chọn khẩu độ sáng vào vùng sáng nhất lại có một hiệu quả ngược lại với độ tương phản rất cao. Còn khẩu độ sáng khép sâu hay mở rộng lại tuỳ thuộc vào hiệu quả của hình ảnh mà bạn muốn thể hiện (tất nhiên trong điều kiện ánh sáng thực tế cho phép). Chẳng hạn như với f/11 hay f/16 thì thời gian chụp sẽ lâu hơn và ánh đèn của các phương tiện giao thông sẽ để lại các vệt sáng dài, các nguồn sáng nhỏ sẽ có tia sao đẹp tự nhiên hơn dùng kính lọc tia sao. 

6. Cấu trúc ảnh kỹ thuật số 

Chỉ có một câu trả lời duy nhất, đó là RAW. Lợi thế của RAW là sau khi chụp bạn có thể chỉnh lại cân bằng trắng cũng như tông màu...

7. Địa hình, thời gian chụp 

Vấn đề cuối cùng là phương pháp nghiên cứu địa hình và thời gian chụp thích hợp. Thường thì để có thể chụp tốt một địa điểm bạn nên đến đó nhiều lần trước vào những thời điểm khác nhau và ghi chép thật đầy đủ về ánh sáng. Để có được một tấm ảnh chụp đêm với bầu trời xanh thật đẹp thì khoảng thời gian lúc màn đêm vừa mới bắt đầu buông xuống là đẹp nhất. Bạn cần lưu ý đến lỗi thừa sáng, tốt nhất là chụp "bracketing" +1Ev và -1Ev. 

Những kỹ thuật phụ trợ hay những cảnh chụp đặc biệt. 

- Đài phun nước buổi tối: Với độ tương phản rất cao giữa bụi nước và các chi tiết kiến trúc thì việc +1Ev à cần thiết. Bạn có thể chụp nhièu kiểu khác nhau với hiệu chỉnh ánh sáng từ 0 đến +2Ev. 

- Chuyển động của các vì sao: Bạn có thể dễ dàng đạt được hiệu quả này trong những đêm không trăng thật tối. Máy ảnh đặt trên chân máy hướng về cực Bắc của trái đất (hướng sao Bắc cực) mở rộng khẩu độ ống kính f/2,8 hoặc là f/4 tuỳ theo ánh sáng trên nền trời, ISO 100, thời gian chụp với chế độ B trong khoảng từ 10 đến 30 phút. 

- Sau khi trời mưa: ánh sáng không gian sẽ được tái hiện lại một cách diệu kỳ chỉ bằng kỹ thuật đo sáng phức hợp Multizone. Với sự tương phản cao thì ảnh đen trằng có một hiệu quả thẩm mỹ rất tốt. 

- Chụp chồng hình: đây là kỹ thuật đơn giản nhất và dễ thực hiện. bạn có thể chụp cảnh phông trước vào lức trời còn sáng và sau đó chụp chồng hình chủ thể lên lúc trời tối. 

- Kính lọc: chụp ảnh ban đêm bạn có thể dùng thêm kính lọc tia sao "Star" để gây ấn tượng cho các nguồn sáng. Chỉ nên dùng các hình sao từ 4-6 cánh cho hình ảnh đỡ phức tạp. Một loại kính lọc rất có hiệu quả nữa là kính "Soft", nó cao tác dụng giảm bớt ánh sáng mạnh của nguồn sáng cũng như làm giảm độ tương phản. 

- Chụp ảnh pháo hoa: Điều căn bản đầu tiên là chọn được một bố cục đẹp với tiền cảnh. Ta có thể lấy 100 ISO và f/16 làm thước đo căn bản cho tính toán. Việc khép sâu khẩu độ ống kính giúp tránh được lỗi thừa sáng do nhiều tia pháo hoa di qua cùng một điểm. Nếu tiền cảnh quá yếu sáng thì ta có thể dùng thêm ánh sáng phụ trợ của đèn flash với kính lọc mầu.

Kỹ thuật chụp ảnh bình minh và hoàng hôn trên biển với máy ảnh DSLR

http://www.tinhte.vn/threads/ky-thuat-chup-anh-binh-minh-va-hoang-hon-tren-bien-voi-may-anh-dslr.2286090/

  1. aurorastephen121

    aurorastephen121Thành viên












    [​IMG]
    Bình minh Ghềnh đá đĩa, Phú Yên - Canon 5D mark II, Zeiss 21 f/2.8; f/9.0; 62 giây; iso 100; auto wb

    Nhiếp ảnh phong cảnh có nhiều đối tượng khác nhau, trong đó cảnh biển là một trong những chủ đề được nhiều người yêu thích sáng tác. Phong cảnh biển đặc biệt hấp dẫn trong buổi bình minh và hoàng hôn. Tuy nhiên, để có được những tấm ảnh đẹp cần phải đầu tư nhiều về kỹ thuật, thiết bị, thời gian, …
    Khó khăn khi chụp hoàng hôn và bình minh trên biển:

    - Khi mặt trời lặn hoặc mọc, màu sắc, ánh sáng đều rất đẹp, tạo ra sự tương phản, nhiều đường nét lạ xuất hiện. Tuy nhiên, đó là trời và đất chênh sáng với nhau rất nhiều. Nếu các bạn chĩa máy ảnh ra chụp được trời đủ sáng thì đất sẽ tối đen, nếu đất đủ sáng thì trời hoàn toàn bị cháy, mất chi tiết.

    - Khoảnh khắc đẹp diễn ra rất nhanh, thường chỉ 2 – 3 phút là chấm dứt.

    Những thiết bị cần thiết

    [​IMG]
    Minh họa lắp kính lọc hình chữ nhật phía trước ống kính, Ảnh Internet

    Dưới đây là những thiết bị cần thiết bạn phải có để có thể chụp được những tấm hình như ý.

    1. Thân máy (body)

    Nên dùng những thân máy có sensor lớn, tốt nhất là Fullframe (FX với Nikon). Những sensor này cho chi tiết ảnh tốt, độ mịn cao, …

    2. Ống kính (lens)

    Dùng những ống kính góc rộng hoặc siêu rộng. Như tôi đã sử dụng qua ống Canon EFs 10-22 F/3.5-4.5 lắp trên thân máy Canon 50D, ống kính Canon EF 17-40 F/4L lắp trên thân máy Canon 6D hoặc 5D mark II, ống kính Tokina 12-24 f/4 lắp trên thân máy Canon 550D, Zeiss 21 f/2.8 lắp trên thân máy Canon 5D mark II. Những ống kính góc siêu rộng cho ta lợi thế để chụp nét từ tiền cảnh đến hậu cảnh, nhiều bố cục lạ, …

    3. Kính lọc (filter)

    Sau thân máy và ống kính, kính lọc là yếu tố then chốt để cho ra bức ảnh đẹp. Đặc biệt khi chụp bình minh và hoàng hôn, nếu bạn không có kính lọc đúng loại, bạn sẽ thấy việc chụp ra ảnh đẹp dường như là điều không thể. Loại kính lọc tôi sử dụng ở đây bao gồm: Hoya CPL filter, Hoya NDX400 filter giảm 9 stops và LEE GND 0.9 hard filter giảm 3 stops.

    [​IMG]
    Kính lọc LEE GND 0.9 Hard


    - Kính lọc “LEE GND 0.9 Hard” có nửa trên là màu đen trung tính nửa dưới trong suốt, khi lắp kính lọc trước ống kính có thể giúp trời và đất có ánh sáng cân bằng giúp cho phần chênh sáng không bị mất chi tiết. Kính lọc hình chữ nhật, lắp phí trước ống kính như hình phía trên, bạn có thể nâng lên hạ xuống tùy theo đường chân trời và bố cục cho phù hợp. Đây là loại kính lọc đặc biệt quan trọng nếu các bạn muốn chụp bình minh và hoàng hôn.

    Kính lọc GND có nhiều loại có thể giảm từ 1, 2, 3 stops, có loại hard, soft. Tùy từng trường hợp sẽ sử dụng loại phù hợp.


    [​IMG] [​IMG]

    Kính lọc ND vuông và ND tròn, Ảnh Internet


    - Kính lọc ND (Neutral Density); kính lọc này có nhiều loại khác nhau, tùy vào số stops mà nó giảm, phổ biến là loại giảm 5-6 stops và loại giảm 10 stops. Với chụp bình minh và hoàng hôn thì loại 5-6 stops là phù hợp nhất. Nếu dùng loại 10 stops thì thời gian phơi sáng sẽ rất lâu. Loại kính lọc giảm 10 stops thường dùng khi các bạn muốn phơi sáng ban ngày. Ngoài loại kính lọc vuông, các bạn cũng có thể mua kính lọc tròn, có ren lắp vào ống kính như các loại kính lọc CPL, hay UV khác, các hãng cung cấp kính lọc tròn như Hoya, BW, ... Tuy nhiên, các bạn nên dùng kính lọc vuông, kính lọc vuông giúp bạn dễ dàng tháo lắp trong khi thao tác, trong khi kính lọc tròn, bạn phải xoáy vặn.

    Các loại kính lọc vuông tiện dụng sử dụng tuy nhiên giá cao và không phổ biến. Vì vậy tôi chọn kính lọc tròn Hoya NDX400.

    Để lắp hai loại kính lọc ND và GND vuông lên trước ống kính, chúng ta cần bộ Ring và Holder.

    - Chú ý: trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kính lọc khác nhau với nhiều mức giá. Những loại kính lọc rẻ tiền thường cho hiệu quả không cao, ảnh thường bị ám một số màu nhất định hoặc ảnh không được trong trẻo. Các bạn lưu ý không nên mua loại quá rẻ nếu muốn có những tấm hình ưng ý.


    4. Chân máy (tripod)

    Chân máy là phụ kiện quan trọng thứ 2 sau kính lọc, chúng ta cần một chân máy đủ cứng vững để có thể chịu được sức nặng của Body và lens, đồng thời ổn định trước gió, sóng biển. Nếu điều kiện cho phép, các bạn nên đầu tư những chân máy được làm từ sợi carbon, vừa nhẹ và chắc chắn, dễ di chuyển, hoặc có thể chọn những chân máy hợp kim khác.

    5. Dây bấm mềm (remote control)

    Để hạn chế việc rung khi chụp, ảnh hưởng đến chất lượng ảnh, tốt nhất chúng ta không nên chạm vào máy trong quá trình phơi sáng. Vì vậy, việc có một chiếc dây bấm mềm là rất cần thiết. Ở đây, có thể dùng các loại dây bấm mềm bình thường giá rẻ, nhưng các bạn cũng có thể đầu tư những chiếc Intervalometer, có khả năng hẹn giờ, đếm thời gian, chụp theo khoảng thời gian nhất định, …

    Nếu không có dây bấm mềm, các bạn chỉ phơi sáng tối đa được 30s, nếu có dây bấm mềm, chúng ta chuyển máy sang chế độ B (Bulb) có thể phơi sáng nhiều hơn 30s (60s, 90s, 150s, …) tùy vào ý tưởng của tác giả.

    6. Các phụ kiện cần thiết khác như pin dự phòng, thẻ nhớ dự phòng, kính lọc dự phòng, máy ảnh dự phòng, đèn pin, …

    Thông số máy:

    Tôi thường chỉnh các thông số máy như sau:

    - Khẩu độ: từ f/8 đến f/13. Sở dĩ chúng ta chọn khoảng khẩu độ này là để độ sâu trường ảnh (DOF) lớn nhất, và chất lượng ảnh của các ống kính thường tốt nhất trong khoảng này.

    - Định dạng file: RAW, luôn chụp ảnh raw để ảnh lưu được nhiều thông tin nhất để dễ dàng trong khâu xử lý hậu kỳ.

    - Tốc độ: tùy theo ánh sáng, và ý đồ tác giả muốn chụp, với phơi sáng lâu tôi thường để trên 20s, với những ảnh bắt khoảnh khắc sóng, tôi thường để 1-2s.

    - Iso: luôn để iso nhỏ nhất có thể, các máy tôi sử dụng thường là 100. Nếu trong trường hợp iso 100 quá tối, các bạn có thể tăng lên 200 hoặc 400.

    - Cân bằng trắng: Nếu không quá khắt khe, bạn có thể để tự động, sau đó hậu kỳ sẽ chỉnh lại sau. Tuy nhiên, để ưng ý, các bạn nên set cân bằng trắng theo độ K, thử nhiều mức để tìm ra mức phù hợp nhất.

    Trên đây là các thông số tôi thường dùng, tuy nhiên, trong các trường hợp đặc biệt, các bạn có thể thay đổi như khép khẩu nhỏ đến f/16, mở khẩu lớn hơn f/8, hạ iso đến 50, …

    Kỹ thuật chụp

    Chuẩn bị trước khi chụp:

    Các bạn nên đến nơi chụp để ngắm các góc mình muốn chụp, đặt máy chụp thử nếu được và xem xét, đánh giá. Tốt nhất, các bạn nên ra đó trước 1 buổi, chụp thử các góc, sau đó copy ra máy tính và xem xét để tìm ra góc đẹp nhất.

    Kinh nghiệm khi chụp

    Sau khi chọn được góc chụp và đặt máy, bạn đo sáng vào đất (tiền cảnh) chụp thử 1 tấm với chế độ Av với thông số iso 100, khẩu độ f/8-11, auto wb. Ghi nhận tốc độ chụp.

    Chuyển sang chế độ M, cài thông số iso 100, auto wb, khẩu độ và tốc độ như trên. Lắp GND filter trước ống kính, kéo GND sao cho đường chân trời vừa khớp với phần chuyển tiếp trắng đen của GND filter. Chụp thử và điều chỉnh tốc độ, khẩu độ sao cho ảnh đủ sáng.

    Cách đơn giản nhất để kiểm tra ảnh đủ sáng, thiếu sáng hay dư sáng là kiểm tra histogram.
    Các bạn theo dõi hình dưới đây. Histogram đầu tiên là ảnh đủ sáng, tức đủ thông tin để chúng ta làm hậu kỳ. Histogram thứ hai là ảnh dư sáng, tức có phần bị cháy, mất chi tiết. Histogram thứ ba là ảnh thiếu sáng, có phần tối đen, mất chi tiết.
    [​IMG] ​

    Lắp kính lọc ND. Với từng loại kính lọc ND khác nhau, các bạn sẽ nhân với tốc độ ở trên và ra tốc độ khi lắp kính lọc mà ảnh vẫn đủ sáng. Ví dụ như khi bạn chụp đủ sáng, tốc độ là 1/20s, bạn lắp kính lọc giảm 5 stops, thì tốc độ mới sẽ là 2 giây. Các bạn có thể dùng các phần mềm như ND filter Calc cài trên điện thoại iPhone hoặc Android để tính toán các tốc độ chụp này.

    Chú ý để lấy nét tốt, bạn nên chụp ở chế độ live-view. Cách thức như sau: chuyển chế độ lấy nét sang lấy nét tay, chuyển máy sang chế độ live view, zoom bằng phím zoom 200%, xoay ống kính và quan sát trên màn hình khi nào thấy nét nhất thì dừng lại.Cách lấy nét này đảm bảo hình ảnh sẽ nét nhất. Lưu ý, mỗi khi bạn thay đổi tiêu cự, bạn phải lấy nét lại đối với ống kính zoom.

    Trong quá trình chụp, các bạn lưu ý không để nước biển bám trên kính lọc, bị bẩn. Nếu kính lọc bị bẩn, dù bạn có body và lens đắt tiền, bạn vẫn không thể cho ra tấm ảnh ưng ý. Theo kinh nghiệm của tôi, những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường mang theo thêm 1 bộ kính lọc dự phòng và nếu có thể là 1 bộ máy ảnh dự phòng. Vì chụp ảnh phong cảnh phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khoảnh khắc. Có những khoảnh khắc không bao giờ quay lại lần thứ 2. Bạn sẽ tiếc mãi nếu như chỉ vì kính lọc bẩn không kịp lau mà bỏ lỡ mất khoảnh khắc đẹp.

    Cài đặt trên máy ảnh, kinh nghiệm của tôi là không để chế độ khử nhiễu khi phơi sáng lâu (long exposure noise reduction), vì thực tế cho thấy việc khử nhiễu không có hiệu quả cao và khá tốn thời gian, mỗi khi bạn phơi sáng 30 giây, bạn phải chờ máy xử lý ít nhất là 30-45 giây mới xong, như vậy sẽ bỏ lỡ nhiều khoảnh khắc đẹp. Các bạn cũng chú ý ko để sensor máy quá nóng, sensor quá nóng sẽ dẫn đến việc các pixel chết, hỏng lộ ra rất nhiều và ảnh bị noise hơn.

    Xử lý hậu kỳ

    Tôi thường dùng phần mềm Lightroom của hãng Adobe để xử lý hậu kỳ cho ảnh. Về cách dùng phần mềm này, các bạn có thể tìm các hướng dẫn sử dụng bằng tiếng anh hoặc tiếng Việt trên Youtube, rất dễ dàng làm chủ và cho ra những tấm ảnh ưng ý.

    Chúc các bạn chụp ảnh đẹp.

    Một số tấm hình tham khảo:

    [​IMG]
    Bình minh trên bãi Hoàng Hậu hay còn gọi là bãi đá trứng, Quy Nhơn

    Canon 5D mark II + Zeiss 21 f/2.8; 6 giây, f/13, iso 50. Kính lọc CPL, GND 3 stops hard

    [​IMG]
    Buổi trưa tại Hang Rái, Ninh Thuận

    Canon 5D mark II + 24-105 f/4L; 4 giây, f/13, iso 100; kính lọc Hoya NDX400 giảm 9 stops.

    [​IMG]
    Hoàng hôn biển Cổ Thạch, Bình Thuận

    Canon 5D mark II + 17-40 f/4L; 30 giây, f/8, iso 100. Kính lọc Hoya NDX400 giảm 9 stops, LEE GND 3 stops hard

    [​IMG]
    Bình minh tại biển Cổ Thạch, Bình Thuận

    Canon 50D + 10-22 f/3.5-4.5; 20 giây, f/13, iso 100, auto wb. Kính lọc Hoya NDX400 giảm 9 stops, LEE GND 3 stops hard.

    [​IMG]
    Hoàng hôn trên đảo Cù Lao Câu, Bình Thuận

    Canon 50D + 10-22 f/3.5- 4.5; 40 giây, f/13, iso 100, auto wb. Kính lọc Hoya NDX400 giảm 9 stops, LEE GND 3 stops hard.


    [​IMG]
    Một góc bãi đá Ông Địa, Mũi Né, Phan Thiết

    Canon 6D + 17-40 f/4L; 13 giây, f/7.1, iso 100, auto wb. Kính lọc Hoya NDX400 giảm 9 stops, LEE GND 3 stops hard.

    [​IMG]
    Bãi đá Kê Gà, Bình Thuận

    Canon 6D + 17-40 f/4L; 30 giây, f/8, iso 100, auto wb. Kính lọc Hoya NDX400 giảm 9 stops, LEE GND 3 stops hard.

    [​IMG]
    Rêu trên đảo Cô Tô, Quảng Ninh

    Canon 550D + Tokina 12-24 f/4; 30 giây, f/11, iso 100, auto wb. Kính lọc Hoya NDX400 giảm 9 stops, LEE GND hard 3 stops.

    Chú ý: Các ảnh tôi chụp hoàn toàn không cắt ghép và dùng Photoshop, tôi chỉ hậu kỳ bằng Lightroom 5, cân bằng màu, tăng độ nét và tương phản.
    Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều ảnh khác tại đây: https://www.flickr.com/photos/thanh_oi/


    Kỹ thuật Light Painting trong nhiếp ảnh

    http://vnreview.vn/tu-van-anh-so/-/view_content/content/542534/ky-thuat-light-painting-trong-nhiep-anh
    Trong nhiếp ảnh, kỹ thuật Light Painting tuy không mới nhưng luôn là thách thức với những người đam mê sáng tạo trong chụp ảnh. Bài viết cung cấp những thông tin cơ bản nhất về Light Painting.
    Light Painting Photography là gì?
    Light Painting (vẽ tranh bằng ánh sáng) là kỹ thuật nhiếp ảnh chụp với thời gian phơi sáng dài của máy ảnh đối với những nguồn sáng (đèn pin, đèn LED, vật phát sáng…) được vẽ ở không gian tối. Do đó các hình vẽ phải được thực hiện trong khoảng thời gian phơi sáng của máy để được thu vào khung hình đó.
    Kỹ thuật chụp ảnh này dựa vào tự tương phản giữa ánh sáng và môi trường tối nên có thể sáng tạo rất phong phú tùy vào người chụp và tạo nên những bức ảnh ấn tượng, huyền ảo, gây tập trung khi nhìn vào.
    Có hai dạng:
    - Một  là chụp với nguồn sáng là vật di chuyển (bút vẽ ánh sáng) trong khi máy ảnh cố định – đây là dạng thông thường khi nói đến kỹ thuật Light Painting.
    - Hai là máy ảnh sẽ được di chuyển trong khi nguồn sáng cố định. Dạng này phù hợp khi chụp những nguồn sáng cố định như đèn đường hoặc áng sáng từ mặt trăng, các ngôi sao.
    Thiết bị cần có:
    - Một máy ảnh DSLR để có thể điều chỉnh tốc độ cửa trập hoặc chụp chế độ Bulb.
    - Chân máy: để giúp máy ở trạng thái cố định tránh bị rung nhòe khi phơi sáng thời gian dài lên đến 30 giây hoặc hơn.
    - Thiết bị phát sáng: để vẽ, tạo hình bằng ánh sáng. Có thể là đèn pin, đèn LED hoặc thanh dạ quang phát sáng.
    Thiết lập máy ảnh:
    - Định dạng ảnh: RAW (tốt nhất để hậu chỉnh với các công cụ hỗ trợ)
    - Focus: cố gắng khóa nét hoặc điều chỉnh bằng tay. Có thể dùng đèn chiếu vào điểm vẽ rồi lấy nét và khóa nét lại.
    - Chế độ chụp bằng tay để tùy chỉnh các thiết lập về tốc độ, khẩu độ hoặc chế độ Bulb: màn trập đóng mở phụ thuộc vào việc bấm nút chụp của bạn.
    - ISO: thấp nhất có thể để hạn chế nhiễu
    - Khẩu độ từ 5.6 trở lên để đảm bảo độ sâu trường ảnh
    - Tốc độ màn trập từ 60 giây trở xuống để đảm bảo có thời gian phơi sáng dài.
    Làm thế nào để chụp Light Painting đẹp?
    - Chụp trước một bức để kiểm tra khung hình, xem xét tổng thể background
    - Thiết lập máy ảnh với các thông số ISO và tốc độ màn trập thấp, khép khẩu để đạt độ sâu trường ảnh và ít nhiễu.
    - Tư duy và ý tưởng sáng tạo giúp bạn tạo nên những tác phẩm đẹp mắt
    - Người chụp cần xác định bố cục trong hình để đảm bảo các nét vẽ nằm trong khung. Lấy nét vào giữa khung hình nơi sẽ hiển thị hình ảnh cần chụp, có thể sử dụng đèn pin chiếu sáng vào một điểm ở khu vực đó để lấy nét bằng chế độ lấy nét bằng tay (MF – Manual Focus).
    - Người chụp ra hiệu thì người vẽ bắt đầu vẽ sao cho các thao tác phải diễn ra và kết thúc trong thời gian màn trập mở ra và đóng lại.
    - Nên chụp vào buổi tối hoặc nơi có không gian tối, hậu cảnh đơn giản, đồng màu. Nếu chụp ở bên ngoài thì cần tránh những nơi như phố xá có nhiều ánh sáng di chuyển sẽ tạo thành các vệt mờ lung tung trên bức ảnh.
    - Người điều khiển ánh sáng (vẽ hình) nên mặc trang phục màu tối để không bị hiện rõ trong hình sau khi chụp, giúp cho việc xử lý hậu kỳ (khi cần) đơn giản hơn.
    - Người vẽ hình cần đứng trong khung hình, phía sau ánh sáng cầm trên tay và thực hiện vẽ để tính được thời gian phù hợp của bức ảnh đó.
    - Người vẽ cố gắng di chuyển nhịp nhàng, đủ nhanh để ánh sáng tạo nên đều nhau và ít bị bắt hình của chính mình vào trong bức ảnh.
    Những bức ảnh minh họa
    Kỹ thuật Light Painting trong nhiếp ảnh
    Nikon D3000; Khẩu độ: f/11.0; Tiêu cự: 18 mm; Phơi sáng: 30 giây; ISO: 100
    Kỹ thuật Light Painting trong nhiếp ảnh
    Pentax K20D; Khẩu độ: f/11.0; Tiêu cự: 17 mm; Phơi sáng: 32 giây; ISO: 200
    Kỹ thuật Light Painting trong nhiếp ảnh
    Canon 5D Mark III; Lens 24-70L; Khẩu độ: f/5.0; Tiêu cự: 24mm; Phơi sáng: 14 giây; ISO: 1250
    Kỹ thuật Light Painting trong nhiếp ảnh
    Nikon D7000; Lens 12-24 mm; Khẩu độ: f/5.6; Tiêu cự: 12 mm, Phơi sáng: 205 giây; ISO 200
    Kỹ thuật Light Painting trong nhiếp ảnh
    Nikon D600; Lens 16-35 mm; Khẩu độ: f/5.6; Tiêu cự: 18 mm, Phơi sáng: 307 giây; ISO 100
    Kỹ thuật Light Painting trong nhiếp ảnh
    Nikon D600; Lens 16-35 mm; Khẩu độ: f/8.0; Tiêu cự: 20 mm, Phơi sáng: 222 giây; ISO 100
    Kỹ thuật Light Painting trong nhiếp ảnh
    Nikon D90; Lens 17-50 mm; Khẩu độ: f/20.0; Tiêu cự: 26 mm, Phơi sáng: 251 giây; ISO 200
    Kỹ thuật Light Painting trong nhiếp ảnh
    Nikon D7000; Lens 12-24 mm; Khẩu độ: f/5.6; Tiêu cự: 12 mm, Phơi sáng: 105 giây; ISO 100
    Kỹ thuật Light Painting trong nhiếp ảnh
    Nikon D600; Lens 16-35 mm; Khẩu độ: f/8.0; Tiêu cự: 16 mm, Phơi sáng: 284 giây; ISO 100
    Kỹ thuật Light Painting trong nhiếp ảnh
    Canon 7D; Khẩu độ: f/22.0; Tiêu cự: 40 mm; Phơi sáng: 20 giây; ISO 100 
    Tùng Anh
  2. Kỹ thuật chụp ảnh lia máy Panning

    Chụp ảnh "lia máy" (panning) là cách chụp di chuyển máy theo một đường ngang khi ống kính quét theo một vật thể đang chuyển động. Khi bạn di chuyển máy ảnh của mình theo cùng tốc độ với vật mẫu, mẫu của bạn gần như chuyển động song song với ống kính. Nhưng bạn đã hiểu rõ cách chụp ảnh này chưa?
    Cách chụp ảnh lia máy
    Nếu như định nghĩa ở trên chưa thể giúp bạn hình dung ra cách chụp ảnh lia máy, hãy thử tưởng tượng có một chú mèo đang ở trên chiếc bàn trước mặt bạn. Khi chú mèo di chuyển, bạn cũng bước chân sang ngang để theo kịp chuyển động của chú mèo. Trong mắt bạn, hình ảnh của chú mèo sẽ được thu lại một cách hoàn toàn rõ ràng, song cảnh vật có vẻ sẽ mờ đi.
    Tương tự như vậy, khi chụp lia máy, bạn phải "đồng bộ" với tốc độ của vật mẫu và theo kịp cả tốc độ lẫn hướng di chuyển của vật mẫu một cách hoàn hảo.
    Chụp lia máy để làm gì?
    Chụp lia máy thu lại cảnh tượng vật thể chuyển động vào bức ảnh. Như bạn có thể thấy trong bức ảnh dưới đây, chụp lia máy tái tạo lại cảm giác vật thể chuyển động rất rõ ràng. Nếu giữ nguyên máy và chụp chuyển động, vật mẫu của bạn có thể sẽ bị mờ do tốc độ đóng cửa trập thấp.
    Cách chụp ảnh lia máy panning
    Hình ảnh của chiếc xe rất rõ ràng và sắc nét, song cảnh vật lại bị mờ để tạo cảm giác chuyển động
    Tiếp theo là một bức ảnh được chụp theo cách thông thường (không lia máy), với tốc độ cửa trập chậm (chụp lia máy đòi hỏi tốc độ đóng màn trập chậm). Do máy ảnh đứng yên, vật mẫu - toa xe tàu bị làm mờ, từ đó người xem có thể hình dung ra chuyển động.
    Cách chụp ảnh lia máy
    Vậy, chụp lia máy có luôn luôn đem lại chất lượng tốt hơn cách chụp thông thường? Câu trả lời có thể là "có" và cũng có thể là "không". Là người chụp ảnh, bạn có thể lựa chọn chụp lia máy hoặc chụp theo cách thông thường, tùy vào sở thích và tùy vào bối cảnh chụp ảnh của bạn.
    Những nguyên tắc căn bản khi chụp lia máy
    1. Chụp lia máy đòi hỏi bạn phải giữ chắc tay và sử dụng tốc độ cửa trập chậm
    Tốc độ cửa trập nên dùng tùy thuộc vào tốc độ di chuyển của vật mẫu nhưng thường sẽ là 1/200 giây hoặc chậm hơn. Tốc độ 1/200 nên dùng khi vật mẫu của bạn di chuyển rất nhanh, ví dụ như xe trên đường đua. Khi chụp vận động viên trên đường chạy, bạn chỉ cần sử dụng tới tốc độ 1/40.
    2. Tốc độ cửa trập càng nhanh thì vật mẫu trên ảnh sẽ càng rõ nét
    Khi bạn mới bắt đầu tập lia máy, bạn không nên sử dụng tốc độ cửa trập quá chậm. Bạn chỉ cần sử dụng tốc độ cửa trập đủ chậm để thể hiện một chút ít chuyển động trên ảnh mà thôi.
    Khi đã tự tin hơn và đã quen hơn với việc chụp lia máy, hãy chọn tốc độ cửa trập chậm hơn để làm rõ chuyển động hơn nữa, giúp cho mẫu của bạn hoàn toàn nổi bật trên nền ảnh.
    3. Bạn phải chuyển động liên tục, tương ứng với mẫu vật. Mẫu vật phải luôn luôn nằm trên một vị trí cố định trên khung hình để hiện lên ảnh rõ ràng, sắc nét.
    4. Vật thể chuyển động càng nhanh thì càng khó chụp.
    Đây là một điều khá hiển nhiên. Khi mẫu vật chuyển động quá nhanh, bạn khó có thể giữ được vị trí cố định cho vật mẫu trong khung hình. Do đó, khi mới chụp, hãy cố gắng làm chậm chuyển động của vật mẫu.
    5. Hãy kiên nhẫn và cố gắng tận hưởng thời gian chụp ảnh
    Chụp lia máy là một kĩ thuật khá khó. Nếu bạn không thành công, hãy bình tĩnh và chụp lại, hoặc tạm chuyển sang một kiểu chụp khác dễ hơn để thư giãn.
    Hãy thoải mái hết sức trong quá trình học chụp lia máy. Khi tham gia các sự kiện "tiềm năng" cho kỹ thuật chụp lia máy, ví dụ như các sự kiện thể thao, đừng quá tập trung vào kỹ thuật lia máy và tự làm cho mình khó chịu. Hãy chụp với nhiều kỹ thuật khác nhau để có được một bộ sưu tập ảnh đa dạng từ sự kiện này, thay vì một bộ toàn những bức ảnh mờ.
    Quan trọng nhất, hãy nhớ rằng mẫu vật của bạn khó có thể sắc nét và rõ ràng 100% trong bức ảnh. Đôi khi, một vài phần mờ trên mẫu vật sẽ làm ảnh chụp trở nên ấn tượng hơn.
    Một trong những trải nghiệm thú vị bạn có thể có được khi chụp lia máy là hãy chụp với trẻ em. Hãy thử giữ máy bằng một tay, và dùng một tay còn lại để giữ em bé và xoay vòng. Bạn sẽ chụp được những bức ảnh như bức ảnh sau đây.
    Cách chụp ảnh lia máy
    Những mẹo chụp lia máy
    - Sử dụng tốc độ cửa trập chậm hơn tốc độ bạn thường sử dụng. Hãy thử tốc độ 1/40 và sau đó thử các tốc độ chậm hơn. Tùy thuộc vào điều kiện sáng và tốc độ của mẫu vật, bạn có thể sử dụng các tốc độ khác nhau, song nếu sử dụng tốc độ quá chậm ảnh có thể sẽ bị mờ do rung tay.
    Chọn vị trí sao cho giữa máy ảnh và vật mẫu không có chướng ngại vật. Ngoài ra, bạn cũng cần xem xét cảnh vật xung quanh – nền của bức ảnh. Nếu trong cảnh vật có các màu có thể gây rối mắt, ảnh chụp của bạn có thể trở nên quá rối. Bạn nên chọn cảnh có ít màu, đơn giản.
    Bạn có thể tập chụp lia máy tại các khu phố đông đúc. Tại đây, bạn sẽ không bao giờ thiếu mẫu vật để chụp.
    Theo dõi chuyển động của vật mẫu một cách 'mượt' nhất có thể. Nếu sử dụng ống dài hoặc không chắc tay, bạn có thể cần tới monopod hoặc tripod.
    Để tránh mất nét bạn cần chọn vị trí để có thể theo dõi chuyển động của vật mẫu một cách dễ dàng nhất.
    - Nếu tính năng tự động lấy nét (AF) trên máy bạn không đủ nhanh bạn cần phải nhấn nửa cò để tự lấy nét từ trước.
    - Nhả cò hết sức mềm mại để tránh rung máy, và tiếp tục lia máy theo hướng chuyển động ngay cả khi đã nghe tiếng nhả cò. Bằng cách này, bạn sẽ đảm bảo được chất lượng cho ảnh chụp từ đầu tới cuối.
    Trong trường hợp máy bạn gặp hiện tượng shutter lag (nhấn cò một vài giây rồi ảnh mới được chụp), bạn cần phải làm quen với hiện tượng này và lựa chọn khoảnh khắc để chụp ảnh một cách cẩn thận hơn.
    - Sử dụng flash: Cũng giống như các kỹ thuật chụp ảnh khác, chụp lia máy không bị gò ép bởi bất kì luật lệ nào. Bạn có thể thử nghiệm sử dụng đèn flash khi chụp lia máy.
    Kỹ thuật chụp chậm với đèn flash đồng bộ sẽ chỉ hoạt động tốt khi mẫu vật của bạn đủ gần với máy ảnh để đèn flash tạo ra sự khác biệt. Khi sử dụng kỹ thuật này, máy ảnh sẽ được cài đặt tốc độ cửa trập chậm và đèn flash được bật lâu. Nhờ đó, bạn sẽ giữ được mẫu vật trong khung hình lâu hơn và tạo được hiệu ứng chuyển động nền mờ.
    Nhìn chung, bạn sẽ phải thử nghiệm rất nhiều cài đặt khác nhau cho đèn flash. Trong một số trường hợp, bạn sẽ phải giảm độ sáng của flash còn 1/2 hoặc 2/3.

    Việt Dũng
    Theo Digital Photography School
  3. Lấp lánh những chú côn trùng bọc sương

    Nhiếp ảnh gia người Pháp David Chambon thích chụp hình ảnh những giọt sương, nhưng các bức ảnh chụp sương trên mình côn trùng của ông được yêu thích hơn cả.


    Các loài côn trùng được Chambon chụp cận cảnh trong nhiều tư thế khác nhau nhưng đều trở nên lấp lánh khi được bao phủ trong các hạt sương nhỏ xíu. Champon đã phải kiên nhẫn rình chờ mới có thể nắm bắt được những hình ảnh như vậy. Và kết quả là mỗi giọt sương trở thành một chiếc gương phóng đại màu sắc của côn trùng.
    David Chambon cho biết ông thích chụp những con bọ cánh cứng được phủ sương nhất, bởi những giọt sương đọng trên thân chúng thường to và vì thế tạo ra nhiều hiệu ứng màu sắc nhất.  
    Lam Thu
    Chúng ta hãy tìm hiểu xem ảnh nước rơi được chụp như thế nào?  Nếu bạn thích tìm cảm hứng từ những bức ảnh có hành động với biên độ nhỏ thì hãy bắt đầu bằng việc chụp ảnh nước rơi. Điều này cũng rất dễ dàng, chỉ cần có một máy DSLR,một ống kính Macro, một cái Flashgun là có thể chụp được.









    Kiểu chụp này giống với kiểu chụp ảnh nước văng lên.



    Bước 1: Thiết lập phòng chụp tại nhà:


    Như đã biết, nước và máy ảnh không hợp với nhau cho lắm cho nên hãy đảm bảo bạn có một nơi làm việc rộng rãi để thiết lập các thiết bị an toàn và một căn phòng hơi tối sẽ cho ánh sáng lý tưởng nhất.



    Flashgun:
     Bất cứ flashgun nào có chế độ Manual cũng làm tốt việc này. Đặt flashgun ở hotshoe sẽ làm cho ánh sáng rất gay gắt, nên có một dây cáp được nối giữa flashgun với máy ảnh. Đặt nó thấp xuống với chủ thể và chụp một túi nhựa để nó có thể khuếch tán ánh sáng.




    Tripod:
     Rất cần thiết để bạn có được một độ cao cho máy ảnh một cách hoàn hảo. Một tripod vững chắc sẽ rất quan trọng, trong thể loại ảnh này nếu máy ảnh rung dù chỉ một chút, thì điểm lấy nét của bạn sẽ bị quăng đi.




    Ống kính Macro
    : Nếu bạn đã có một ống kính Macro, sử dụng nó lấy nét gần nhất (super-close) để làm tăng hiệu ứng. Nếu bạn không có ống Macro, một ống Extension cũng cho hiệu quả tương tự.




    Điều khiển từ xa: 
    Sử dụng điều khiển chụp ảnh qua dây cáp có thể không quan trọng, tuy nhiên nó sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi chọn thời điểm chụp và tránh những rung lắc không mong muốn của máy ảnh khi tay bạn bấm vào nút chụp.




    Một cái ly bằng thủy tinh 
    và một cái khay đựng nước: Đổ nước đầy vào một cái ly thủy tinh và một khay không màu để phía dưới cái ly để tránh nước tràn ra ngoài.




    Một chai nhựa:
     Để làm cho nước chảy từng giọt nhỏ, hãy đổ nước vào một chai nhựa, sau đó lấy kim đâm một lỗ vào đáy chai. Không đậy nắp chai để cho có không khí đi vào chai sẽ làm cho nước chảy đồng đều hơn. Sau đó hãy tìm cách cố định cái lọ ở phía trên cái ly, cách nhau một khoảng 25-30cm.




    Tấm giấy cứng có màu:
     Phông nền rất là quan trọng trong thể loại ảnh này, hãy dùng tấm giấy cứng có màu tối để làm phông nền.









    Bước 2: Thiết lập DSLR

    Đây là những thiết lập cho máy ảnh mà bạn có thể làm theo:

    -         Flash – Chuyển sang chế độ Manual  và thiết lập ánh sáng 1/16th để bắt đầu.

    -         Lấy nét – lấy nét bằng tay để có hình ảnh rõ nét nhất.

    -         Độ phơi sáng  - sử dụng chế độ Manual để kiểm soát được sự phơi sáng.

    -         Khẩu độ - Thiết lập khẩu độ khoảng f/22 để cho tối đa độ sâu trường ảnh và tránh việc lấy nét bị lỗi.

    -         Chế độ Drive: sử dụng nó để chụp nhiều hình trong một giây, tránh việc đoán chừng thời gian và dùng Single-shot.

    -         Chất lượng: nên chụp ảnh RAW để cho chất lượng tốt nhất và dễ chính sửa sau này.



    Bước 3: Cách chụp ảnh nước rơi

    Khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ, chúng ta có thể bắt đầu với thể loại ảnh này. Trước hết hãy để máy ảnh ngang tầm với mép ly nước, đừng để máy ảnh quá cao hoặc quá thấp. Để máy ảnh theo chiều dọc để bạn có thể dễ dàng chụp hơn.

    Hãy nhớ cái bạn cần là đóng băng hành động khi hạt nước vỡ ra với ánh sáng chiếu vào. Nghĩa là đồng hồ đo sáng trong máy ảnh là không cần thiết, vì vậy nên tránh những căn phòng có nhiều ánh sáng.

    Đặt Flashgun dưới máy ảnh để cho hiệu ứng ánh sáng đẹp nhất. Sau khi đặt tấm giấy cứng làm phông nền phía sau cái ly, hãy chụp thử vài cái để kiểm tra độ phơi sáng và histogram.






    Quá sớm: Chỉ mới có một phần nhỏ của giọt nước chạm vào bề mặt





    Bắt đầu chụp ở đây: Giọt nước đã chạm hết vào ly, và trồi lên như một cái cột.
     chụp liên tục từ đây sẽ có những bức ảnh ưng ý nhất.





    Thành công: khi sức căng của mặt nước tương tác với trọng lực, nó sẽ cho ra những hình ảnh cân xứng thú vị.





    Quá trễ: Khi một phần của giọt nước đã bị chìm xuống sau một phần nhỏ của 1 giây. Mặc dù vậy nếu biết cách, đây vẫn là một khoảnh khắc đẹp.



    Một số bức hình thuộc thể loại ảnh này:








    Theo: XomNhiepAnh

    Nghệ thuật chụp trăm hoa khoe sắc giữa giọt sương

    Hoa là một trong những tạo vật xinh đẹp nhất của tự nhiên, chẳng thế mà biết bao nhiếp ảnh gia đã kỳ công kiếm tìm các góc độ, khoảnh khắc nhằm thể hiện hết vẻ đẹp tinh khôi của chúng. Tác giả của bộ ảnh mà chúng ta sắp chiêm ngưỡng dưới đây đã sáng tạo ra một phương pháp vô cùng thú vị: chụp ảnh hoa khúc xạ qua những giọt sương.

    Hoa cẩm chướng long lanh sắc đỏ.

    Hoa thược dược in bóng giữa giọt sương.

    Những viên ngọc từ hoa anh thảo.

    Hay sắc tím-vàng-đỏ rực rỡ "cuộn mình" uyển chuyển trong giọt sương.

    Brian Valentine - một nghệ sĩ người Anh trước đây vốn là tiến sĩ sinh vật học. Sau khi về hưu, ông đã dành hầu hết thời gian để chăm sóc vườn hoa sau nhà. Mỗi sáng, ông dạo bước trong “thiên đường nhỏ” của mình, chụp hình những đóa hoa mới nở hay các loài côn trùng trong đó. Chính thú vui giản dị ấy đã đưa ông đến với niềm đam mê lớn của đời mình, đó là nhiếp ảnh.


    Những bông hoa tí hon trên dây leo hình xoắn ốc.


    Hoa cúc leo mắt đen. 


    Cúc vàng rực rỡ.


    Hoa hồng đỏ  - nữ hoàng của các loài hoa. 

    Phương pháp chụp hình của Brian Valentine bắt nguồn từ sở thích ngắm những giọt mưa hay sương sớm đọng trên hoa cỏ trong vườn mỗi sáng. Khi đặt bông hoa phía sau giọt nước, ánh sáng đi qua quả cầu nước sẽ bị khúc xạ, thu vào trong đó hình ảnh những đóa hoa nhỏ bé xinh xinh. Bộ ảnh ấn tượng này quy tụ nhiều loại hoa khác nhau, mỗi loài một vẻ vô cùng đẹp mắt. Từ những bông cúc dại đến đóa anh thảo kiêu sa, qua lăng kính trong suốt của giọt sương như càng thêm rực rỡ, lung linh.


    Hoa thu hải đường duyên dáng sắc hồng. 


    Hoa lồng đèn.


    Thêm những kiệt tác hoa anh thảo.





    Bộ ảnh được các nhà phê bình đánh giá là “mẫu mực của kỹ thuật chụp ảnh phóng đại” (macro). Khi chụp, bông hoa được đặt phía sau giọt nước chừng 2cm, hiện tượng khúc xạ sẽ khiến ảnh hơi biến dạng, ngược chiều với vật. Kỹ thuật lấy nét chồng giúp làm mờ hậu cảnh và thời điểm bấm máy tuyệt nhất là khi giọt nước tròn đầy.

    Nhiếp ảnh gia của chúng ta đã mất tới 6 năm tìm tòi, thử nghiệm mới hoàn thiện được phương pháp độc đáo này. Thế nhưng ông không hề “giấu nghề” mà sẵn sàng chia sẻ nó cho những ai yêu nhiếp ảnh. Trên một số diễn đàn của giới nhiếp ảnh, ông còn tiết lộ “bí kíp” của mình từ góc chụp, kỹ thuật lấy nét chồng, làm mờ hậu cảnh đến những mẹo nhỏ sao cho bức hình trông “ảo” nhất.



    Những tuyệt tác của nhiếp ảnh marco.

    Dáng ngọn cỏ cong xuống khi giọt nước lăn qua vô tình tạo nên những "nhân vật" sinh động.

    Giống như đôi mắt ngước nhìn "Có chuyện gì thế?".

    “Cậu lớn hơn, nhưng tớ cao hơn!”

    Người đẹp và quái vật. 

    "Tớ cần một bờ vai...".

    Tác giả tâm sự: “Công việc này đã giúp tôi nhìn thế giới xung quanh theo một cách hoàn toàn mới. Với nhiếp ảnh macro, mỗi inch của sự vật đều giống như một thế giới kỳ thú đang chờ được khám phá”. Tuy nhiên, kỹ thuật chụp lại không phải là điều khiến ông tâm đắc nhất. Ông chia sẻ: “Tôi tự hào vì tất cả những bức hình đều được chụp trong khu vườn của chính tôi. Thay vì tìm kiếm xa xôi, hãy quan sát cuộc sống xung quanh mình, bởi nhiều khi những điều tuyệt vời ở ngay bên bạn”.


    Hoa cúc.



    Cặp song sinh cúc Marguerite.



    Cúc Osteospermum.



    Dịu dàng hoa mai địa thảo.


    Hoa trà. 
  4. Tìm hiểu nghệ thuật chụp ảnh cưới
  1. Hình chụp bởi forbescreative
    Việc cải thiện không ngừng về mặt kỹ thuật cũng như giá cả của dụng cụ chụp ảnh dường như đã làm cho những người chơi ảnh theo sở thích bỗng chốc trở thành những tay chụp ảnh chuyên nghiệp. Đối với những người nổi tiếng trong ngành, họ không thích cạnh tranh về giá cả. Đối với họ, cơ hội chuyển mình trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thực thụ mới là điều quan trọng nhất. Trong bài viết này, tôi giới thiệu cho bạn 5 điều giúp bạn tạo bước đột phá trong sự nghiệp nhiếp ảnh của mình:
    1. Phân tích yếu tố thẩm mỹ
    Trước tiên hãy so sánh những tấm hình mình chụp với những tấm hình của những nhà nhiếp ảnh nổi tiếng. Những người chụp ảnh chuyên nghiệp luôn muốn người khác thấy tác phẩm của mình và lúc nào cũng muốn chia sẻ chúng, đặc biệt những tấm hình mà họ ưa thích. Do đó, bạn hãy tận dụng nguồn tri thức quý giá này. Hãy lướt web, lục lọi các nguồn thông tin và học hỏi những gì tinh túy nhất. Tôi khuyên bạn nên chuẩn bị quyển album chứa những hình ảnh mà bạn ưu thích. Sau đó bạn tìm một vài tạp chí ảnh cưới và tách những bức hình trong đó ra. Bạn cần tìm kiếm những tư thế cũng như kỹ thuật chụp mà bạn muốn bắt chước. Nếu có máy tính, bạn có thể tạo cho mình thư mục chứa những hình ảnh đặc biệt để tra cứu khi cần thiết. Không nên lo lắng nếu những bức hình vượt qua ra khỏi khả năng hiểu biết của bạn. Đây là một quy trình và bạn cứ thế mà theo cho đến khi tiến đến các cấp độ cao hơn. 
    Những điều cần có cho ảnh:
    - Độ sáng: chú ý đến chất lượng, góc độ và màu sắc của ánh sáng
    - Tư thế: chọn tư thế chụp đẹp không phải là chuyện dễ dàng. Một số người chọn tư thế này mà không phải tư thế khác, tùy thuộc vào phong cách của mỗi người. Đây là kỹ năng cần phải học hỏi. Bạn đừng ngại khi bắt chước những tư thế mà bạn bắt gặp trong các tác phẩm của người khác. Bạn nên nhớ rằng nghệ sĩ là những người giỏi bắt chước, vì vậy chẳng có gì phải lo lắng khi ăn cắp phong cách của người khác.
    - Chụp khoảnh khắc: bạn nên tìm kiếm những tấm hình chứa đựng những khoảnh khắc đặc biệt của lễ cưới. Thường thi tôi chụp hình một cách ngẫu nhiên. Nếu chọn được những tấm hình tự nhiên và chứa đầy cảm xúc, bạn có thể tạo ra những tác phẩm ấn tượng và khó quên. Nghe có vẻ dễ, nhưng thật ra bạn phải nhanh tay và có cặp mắt tinh tường thì mới chụp được khoảnh khắc này. Đây là kỹ năng cần phải luyện tập lâu dài mới có được. 
    2. Chọn dụng cụ
    Nên đầu tư mua ống kính chất lượng cao. Đa số người chụp ảnh chú ý quá nhiều vào thân máy. Thật ra, khi đạt tới cảnh giới chuyên nghiệp, bạn sẽ thích sử dụng thân máy lỗi thời ít nhất 3 năm. Nghe có lạ đời. Sự thật là ống kính chất lượng cao hầu như không bao giờ giảm giá trị sử dụng. Thậm chí giá trị sử dụng của chúng còn tăng theo thời gian. Tốt hơn hết là bạn nên mua sản phẩm của các hãng nổi tiếng, tránh mua ống kính có quá nhiều các mức khẩu độ. Nên chọn ống kính cho phép bạn giới hạn khẩu độ ở mức f/2,8. Không nên quan tâm đến giá cả tổng thể của bộ dụng cụ, thay vào đó, bạn nên cân nhắc giá cả theo từng bộ phận. 
    3. Xây dựng bộ sưu tập ảnh cưới
    Xây dựng bộ sưu tập ảnh cưới là công việc không hề đơn giản. Nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cảm thấy khó khăn khi chuyển sang nghệ thuật chụp ảnh cưới, đơn giản bởi vì bộ sưu tập của họ thiếu những tấm hình đám cưới. Để vượt qua khó khăn này, bạn cần phải xung phong làm thợ chụp ảnh cho lễ cưới của bạn bè hay người thân trong gia đình. Hãy thực hiện một cách đầy tham vọng và cơ hội sẽ đến với bạn. Nếu bạn được mời tới đám cưới, nhớ đừng để máy chụp ảnh ở nhà. Hoặc bạn có thể ghé thăm cửa hàng chuyên chụp ảnh cưới để xem và thực hành kỹ thuật chụp ảnh. Điều này sẽ giúp bạn rất nhiều trong bước đầu xây dựng bộ sưu tập những hình ảnh độc đáo mang phong cách của riêng bạn. Điều trước tiên là bạn phải tổ chức bộ sưu tập một cách hệ thống, có thể là theo cấp bậc sao. Hình ảnh sẽ được cải thiện theo thời gian cùng với bộ sưu tập. Bởi vì tay nghề của nhiếp ảnh gia luôn không ngừng nâng cao nên bộ sưu tập của họ cũng không ngừng tăng lên về mặt chất lượng. Vì thế, hãy tìm cho mình những sự kiện ấn tượng để tạo ra những tấm hình ấn tượng. 
    4. Tận dụng web
    Khi đã xây dựng xong bộ sưu tập ấn tượng, bạn cần giới thiệu nó đến người khác thông qua các dịch vụ trực tuyến. Hiện nay có rất nhiều lựa chọn, từ những trang dịch vụ hoàn toàn miễn phí cho đến những trang dịch vụ được thiết kế riêng theo yêu cầu của khách hàng. Bạn có thể tìm thấy những trang mẫu được thiết kế sẵn cho các nhiếp ảnh gia với chi phí khoảng 50$. Để tìm kiếm những giải pháp chuyên nghiệp hơn và toàn diện hơn, bạn có thể liên hệ với những công ty nổi tiếng như BluDomain hay BigFolio. Để tạo cho mình album ấn tượng cũng như giới thiệu những hình ảnh độc đáo, tôi khuyên bạn nên sử dụng công cụ phần mềm JAlbum. Đây là phần mềm mã nguồn mở, cung cấp nhiều giao diện đẹp và quan trọng nhất là phần mềm này miễn phí. Có thể kể đến một số bộ sưu tập nổi tiếng trên mạng như Zenfolio, Pbase hay thậm chí iWeb của hãng Apple. 
    5. Kiên nhẫn và sử dụng thời gian một cách khôn ngoan
    Được khách hàng liên hệ không phải là công việc một sớm một chiều. Bạn nên tận dụng thời gian hiện tại để tạo cho mình tiền đề vững chắc trong tương lai. Nên xây dựng bảng giá dịch vụ trọn gói. Tìm kiếm cơ hội hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ như in ấn, thiết kế album…Bạn cũng nên thiết kế một vài tài liệu quảng cáo để giới thiệu đến khách hàng. Nghiên cứu xem ở khu vực bạn đang sống có tổ chức đám cưới nào hay không, và điều quan trọng nhất là bạn phải thường xuyên thực hành chụp ảnh.   
    Bài viết : Chas Elliott
    Nguồn: blog.chaselliott.com
    Kinh nghiệm chụp hình đường phố
    1. Sử dụng ống fix góc rộng, thay vì ống kính zoom

    Nhiếp ảnh đường phố không giống như các thể loại nhiếp ảnh khác, đó là sự trải nghiệm về cuộc sống, bám sát và thể hiện cá tính trong mỗi bức hình. Thông thường, người mới chụp hay lựa chọn ống kính zoom tele 70-200mm với tư tưởng “dễ dàng”, sự “ngượng ngùng” và tránh được những sự cố đáng tiếc khi chụp. Tuy nhiên, cách tiếp cận này hại nhiều hơn lợi.

    Trước hết, bạn trông quá nổi bật giữa đám đông bởi chính kích thước của ống kính zoom tele. Thêm nữa, sử dụng ống tele zoom để chụp sẽ tạo cảm giác giống như bạn đang “dí súng” vào họ vậy. Sử dụng ống fix góc rộng khắc phục được các nhược điểm trên. Thứ nhất, kích thước của các ống kính fix góc rộng thường “gọn gàng” hơn ống zoom tele, từ đó bớt gây sự chú ý hơn. Thứ hai, sử dụng ống góc rộng giúp người chụp không nhất thiết phải chĩa máy trực tiếp vào đối tượng mà vẫn chụp được hình. Lý do này cũng liên quan đến kinh nghiệm tiếp sau đây.

    2. Tiếp cận

    Khi nói đến “tiếp cận”, ý của tôi là thu hẹp khoảng cách của bạn với đối tượng gần nhất có thể. Việc tiếp cận đối tượng thật gần để chụp hình sẽ lột tả rõ hơn những chi tiết của đối tượng được chụp, ví dụ hạt mồ hôi trên trán, hoặc các chi tiết đặc tả làn da của họ. Khi sử dụng ống kính 1 tiêu cự góc rộng (như đã nói ở trên), bạn buộc phải “áp sát” để có được tấm hình như ý. Ưu điểm của việc dùng ống kính góc rộng giúp người xem cảm nhận tấm hình bạn chụp giống như họ là một phần của câu truyện, thay vì chỉ là cảm nhận một tấm hình từ góc nhìn thứ ba. Các ống kính có tiêu cự như Canon 24mm/1.4L, 28mm/1.8, hoặc 35mm/1.4L là những lựa chọn lý tưởng. Ống kính một tiêu cự giúp bạn phát huy tính sáng tạo cũng như chất lượng hình ảnh một cách tối đa. Thay vì đứng một chỗ để chụp hình, bạn cần quan sát, di chuyển bằng chính đôi chân của bạn, và tìm ra được góc chụp chân thực nhất.

    3. Máy ảnh luôn luôn sẵn sàng
    Đã bao nhiêu lần rồi bạn từng trách bản thân vì nhìn thấy một tình huống hấp dẫn mà lại không có máy ảnh trong tay. Tuy nhiên rất nhiều các lý do đã được đưa ra để bào chữa cho việc không mang theo máy ảnh rằng nó quá nặng, phiền phức hoặc không tiện dụng.

    Những tấm hình đường phố đẹp thường đến từ những khoảnh khắc bất ngờ, và chỉ có những nhiếp ảnh gia luôn sẵn sàng và nghiêm túc mới có được những tấm hình đắt giá. Vì thế, một lời khuyên cho bạn là nên mang máy ảnh bên mình tối đa có thể. Những giây phút đắt giá luôn xuất hiện vào những lúc mà người chụp không bao giờ ngờ tới.

    4. Đừng tiếc nụ cười:

    Khi việc chụp hình của bạn làm cho ai đấy khó chịu, thay vì cố lờ đi, bạn nên cúi đầu chào họ kèm với một nụ cười thân thiện. Một nghiếp ảnh gia đường phố chuyên nghiệp đã chia sẻ, 95% là những phản hồi tích cực sau khi bạn chia sẻ một nụ cười. Đôi lúc bạn được đáp trả bằng một nụ cười ngay cả với những đối tượng dường như không thể tiếp cận được.
       

    Bằng việc giữ một nụ cười trên môi, ít nhất nó cũng giúp bạn thư thả và làm giảm đi áp lực của việc chụp hình. Hơn nữa, người dân trên đường sẽ dễ dàng tin tưởng những nhiếp ảnh gia vui vẻ, vì họ coi những nhiếp ảnh gia này làm việc vì sở thích, hơn là những người có mục đích không rõ ràng.

    5. Xin phép để được chụp hình
    Mặc dù rất nhiều nhiếp ảnh gia đường phố cho rằng những bức hình đường phố đích thực là không sắp đặt, tuy nhiên điều này vẫn có ngoại lệ. Nếu gặp một ai đó mà bạn thấy hấp dẫn và thú vị, đừng ngại ngần xin phép họ cho bạn chụp hình. Nói chung, ai cũng thích được chụp hình, miễn là bạn tỏ ra lịch sự và nhã nhặn trong việc xin phép họ.  Mở rộng đối tượng chụp hình cũng làm chất lượng hình của bạn được cải thiện đáng kể, ví dụ chụp anh bồi bàn, người công nhân đang làm việc trên đường, hoặc một cụ già đang đi bộ trong công viên…
       
      
    6. Câu chuyện của bạn là gì?

    Hãy tưởng tượng rằng bạn là một đạo diễn phim và bạn đang cố gắng để tạo nên một cảnh quay thú vị. Bạn sẽ quyết định ai sẽ là diễn viên của bạn? Bối cảnh sẽ ra sao. Làm thế nào để các diễn viên tương tác với nhau cũng như môi trường xung quanh? Loại cảm xúc nào bạn đang cố gắng truyền đạt - kỳ quái, tò mò, u ám? Nếu người xem nhìn vào một trong các bức ảnh của bạn, họ sẽ chỉ đơn giản là bỏ qua hoặc họ sẽ mất một hoặc hai phút và nghiên cứu hình ảnh của bạn, cố gắng tìm ra những câu chuyện mà bức hình muốn hướng tới?

    Hình ảnh của bạn có hấp dẫn người xem và làm cho họ cảm thấy rằng họ là một phần của khung cảnh? Hãy tự hỏi mình những câu hỏi này trong lần chụp ảnh đường phố tới đây của bạn.

    7. Thực hành:

    Đây là điều gợi ý cuối nhưng lại quan trọng nhất để giúp bạn thành một nhiếp ảnh gia đường phố sắc bén. Đọc các hướng dẫn hoặc kinh nghiệm chia sẻ không giúp bạn chụp đẹp hơn. Nhiếp ảnh không phải được trau dồi trên bàn máy tính, mà chính trên những con đường bạn đi qua. Nhiếp ảnh đường phố không cần tới các thiết bị tối tân. Một chiếc máy phim, hay một chiếc máy ảnh kĩ thuật số hiện đại không  quyết định việc một tấm hình trở nên đắt giá. Điều quan trọng nằm ở phía sau chiếc máy ảnh, đó chính là bạn. Những điều kì thú và đẹp đẽ vẫn ở đâu đó ngoài kia, chờ bạn – hãy cầm máy ảnh lên và đừng bỏ lỡ cơ hội.

     


    Nhiếp ảnh đường phố là một thể loại nhiếp ảnh tư liệu với mục đích lưu giữ các khoảnh khắc và tình huống xảy ra ngay trên đường phố, tại công viên hoặc các nơi công cộng nói chung. Nhiếp ảnh gia đường phố là người sẽ nắm bắt và ghi nhận các mặt của cuộc sống một cách trung thực nhất. Với phạm trù đặc trưng của thể loại nhiếp ảnh này, việc va chạm với các tình huống bất ngờ, hoặc khó khăn khi chụp hình cũng là hiểu dễ hiểu. Ví dụ người chụp có thể đối mặt với sự phản đối của người trên đường, sự thiếu kinh nghiệm về cách tiếp cận và phát hiện tình huống. Bài viết này mong muốn chia sẻ một số kinh nghiệm về trường phái nhiếp ảnh này, giúp người đọc có cơ hội được tiếp cận một cách dễ dàng hơn.Võ Duy

  2. Bạn thích đi du lịch và chụp ảnh, hãy ghi nhớ những kinh nghiệm dưới đây

    Du lịch mang đến cho bạn những trải nghiệm vô cùng mới mẻ, và nhiếp ảnh giúp ta lưu giữ được những khoảnh khắc đáng nhớ đó. Tuy nhiên, trải nghiệm khung cảnh bằng đôi mắt đơn giản hơn rất nhiều so với việc gói chúng vào những tấm hình. Vậy làm thế nào để có thể chụp được những tấm hình ấn tượng với người xem. Với lý do như vậy, người viết bài mong muốn được chia sẻ một số kinh nghiệm chụp hình khi đi du lịch, nhờ đó, bạn sẽ có nhiều tấm hình “đắt giá” cho riêng mình, hoặc khoe chúng với mọi người sau mỗi chuyến đi.
  3. Kinh nghiệm 1: Mang máy ảnh mọi lúc có thể
    Nhiều khi những tấm hình đẹp đến từ những lúc bạn không thể ngờ, vì thế máy ảnh cần có sẵn trong tay bạn khi khoảnh khắc tới. Bạn nên nhớ, những tấm hình tự nhiên và đời thường luôn luôn đắt giá hơn những gì được sắp đặt. Lưu giữ lại những hoạt động của người địa phương , hoặc các nhóm người đang nói chuyện mang đến sức sống cho các tấm hình của bạn. Cá nhân của người viết bài, tôi thường thích chụp những tấm hình chân dung của người bản địa  để cảm nhận được “không khí” và “cuộc sống” nơi tôi đang tham quan. 
    Hình1,2: Cuộc sống người dân Bangkok (Thái Lan)
    Kinh nghiệm 2: Tìm điểm nhấn, hoạ tiết đặc trưng
    Đối với những tấm hình cần sự đặc tả, hoặc khung cảnh quá rối rắm, hãy sử dụng lợi thế của các ống kính có độ mở lớn, ví dụ Canon 50mm/f1.8, hay cao cấp hơn Canon 85mm/1.2L để có được trường ảnh mỏng giúp nổi bật chủ thể. Bạn cũng nên vận dụng óc quan sát của mình để tìm ra các hoạ tiết đặc biệt, ví dụ như các tiệm bán đồ, nơi có các món hàng được xếp thẳng thớm, các màu sắc đan xen hoặc đơn giản chỉ là các góc cạnh của cuộc sống nơi bạn đang có mặt. Lấy ví dụ cụ thể về việc chụp lại một xe hàng bán đồ uống trên đường của thành phố Bangkok, qua tấm hình bạn truyền tải được cách người dân Thái Lan sinh hoạt và lao động cũng như ẩm thực nơi đây. 
    Hình 3,4: Chi tiết và họa tiết đặc trưng
    Kinh nghiệm 3: Tìm những góc máy lạ
    Các “nhiếp ảnh gia” nghiệp dư thường chọn những góc máy đơn giản, điều này chính là lí do khiến cho những tấm hình trở nên thiếu chuyên nghiệp và hấp dẫn. Vì thế, một lời khuyên cho bạn là hãy tìm tòi những góc chụp mới, ví dụ từ trên cao xuống, hoặc  từ thấp chiếu lên. Một số dòng máy như Canon G12, G1X, hoặc các máy DSLR như Canon 60D, 600D, 650D có một màn hình xoay lật linh hoạt sẽ giúp người chụp tiếp cận với  cách chụp hình này một cách dễ dàng. Thay vì phải mất thời gian “setup” chân máy cho 1 cảnh chụp của bạn, sử dụng máy ảnh có màn hình LCD xoay giúp việc “tự chụp” trở nên dễ dàng hơn nhiều (hiệu quả hơn nữa với ống kính góc rộng). 
    Hình 5,6: Màn hình xoay linh hoạt của Canon 650D
    Khi có điều kiện đứng ở một ví trí cao, ví dụ đứng trên toà nhà cao tầng, đường đi bộ trên cao, thành phố hay khung cảnh bạn được chụp trở nên vô cùng khác lạ và nhỏ bé. Với các mẫu máy compact và một vài máy DSLR của Canon (600D, 650D, 60D) có tính năng chụp hình thu nhỏ (hiệu ứng miniature). Chỉ với một vài thao tác trên máy và một vài giây sử lý, những tấm hình của bạn sẽ  trông “chuyên nghiệp” hơn rất nhiều.
    Hình 7: Hiệu ứng thu nhỏ của máy Canon 650D
    Hình 8: Các thành phố lớn thường hay có khu quan sát toàn cảnh, đây là một điểm bạn nên quan tâm
    Kinh nghiệm 4: Thời gian vàng
    Một thực tế đó là nhiếp ảnh phong cảnh phụ thuộc khá nhiều vào thời điểm chụp hình. Nhiếp ảnh gia nổi tiếng thể loại Nhiếp ảnh đường phố - anh Hải Thanh cho rằng khung thời gian vàng “mặt trời mọc” và “xế chiều” là lúc tuyệt vời nhất để bạn thoả sức chụp và cơ hội “săn” ảnh đẹp.  Tuỳ thuộc vào từng vị trí địa lý, nhưng cơ bản, mặt trời sẽ mọc vào tầm 6 đến 8h sáng, từ khi tia nắng đầu tiên xuất hiện, cho đến khi mặt trời xuất hiện hoàn toàn. Khi mặt trời lặn, chúng ta có thể “săn cảnh” từ khung thời gian 4h-6h chiều. Đặc điểm ánh sáng của 2 thời điểm này rất đặc biệt, màu của ánh sáng sẽ có tông vàng, hướng đi của ánh sáng thường là xiên chéo, giúp tạo nên những mảng bóng đổ vô cùng tuyệt vời. Bầu trời lúc đó cũng sẽ kì ảo và lôi cuốn hơn bao giờ hết, lúc thì đỏ rực, có trường hợp lại tím ngắt pha ánh xanh.
    Hình 9: Hoàng hôn trên biển Rye, Melbourne, Australia
    Hình 10: Mặt trời mọc trên cửa biển Warrnabool, Melbourne, Australia
      
    Hình 11: Mặt trời mọc trên cửa biển Warrnabool, Melbourne, Australia
    Hình12: Chợ sáng sớm tại Burma, Myanmar
    Một nhà văn kiêm hoạ sĩ người Mỹ – Henry Miler từng nói “One’s destination is never a place, but a new way of seeing things”. Có thể hiểu nôm na “Điểm đến của mỗi chuyến hành trình không đơn thuần là một địa điểm, mà là một cách mới bạn cảm nhận về thế giới xung quanh”. Hãy chia sẻ cảm nhận qua từng tấm hình mà bạn chụp, để thấy cuộc sống của bạn là một chuyến hành trình đầy lý thú.

    Võ Duy
  4. Chế độ HDR trong máy ảnh bạn đã chụp đẹp chưa

    HDR là chế độ chụp ảnh ở giải tương phản mở rộng giúp cho vùng sáng và vùng tối của bức ảnh được dung hòa, dưới đây là một số hình ảnh chụp bằng chế độ HDR
    Với tất cả những ai đã từng cầm qua một chiếc máy ảnh DSLR thì không còn gì xa lạ với kỹ thuật này, để có được một tấm hình đẹp với kỹ thuật phơi sáng HDR người chụp ảnh phải có ít nhất ba tấm hình với những giá trị  phơi sáng (EV) khác nhau ( Quá thừa sáng, thừa sáng và thiếu sáng). Sau đó mới có thể ghép lại thành một tấm hình HDR như ý.

    Những tác phẩm chụp theo kỹ thuật HDR của các nhiếp ảnh gia trên thế giới. Chúc các bạn có nhiều trải nghiệm thú vị trong lĩnh vực đòi hỏi rất nhiều công phu này.

    Kỹ thuật chụp hdr
    Kỹ thuật hdr
    Kỹ thuật hdr
    Kỹ thuật hdr
    Kỹ thuật hdr
    Kỹ thuật hdr
    Kỹ thuật hdr
    Kỹ thuật hdr
    Kỹ thuật hdr
    Kỹ thuật hdr
    ky thuat hdr
    ky thuat hdr
    ky thuat hdr
    ky thuat hdr
    ky thuat hdr
    ky thuat hdr
    ky thuat hdr
    ky thuat hdr
    ky thuat hdr
    ky thuat hdr
    ky thuat hdr
    ky thuat hdr
    ky thuat hdr
    ky thuat hdr
    ky thuat hdr
    ky thuat hdr
    ky thuat hdr
     camnangmayanh.vn

  5. Kỹ thuật làm ảnh HDR với Máy ảnh Canon 60D của Muggle!

    Kỹ thuật làm ảnh HDR với Máy ảnh Canon 60D của Muggle! - Dumbledore - 10-08-2013 09:45 AM

    Đây là chủ đề nhằm hướng dẫn cơ bản kỹ thuật tạo ảnh HDR với máy ảnh Kỹ thuật số do Muggle thường làm.

    Bài hướng dẫn này không đi chuyên sâu bởi muốn tạo cho người đọc cái nhìn dễ hiểu nhất về việc tạo lên một bức ảnh HDR theo ý muốn.

    I. Ảnh HDR là gì?
    - HDR viết tắt cho từ High Dynamic Range. HDR là một phương pháp tạo ra hình ảnh được mở rộng hơn bình thường khoảng chênh lệch giữa màu sáng và màu tối. Do đó, thay vì chụp 1 bức hình như thông thường, HDR sẽ sử dụng 3 ảnh chụp liên tiếp, với phơi sáng khác nhau, sau đó phần mềm chỉnh sửa ảnh được cài sẵn tiếp tục “trộn” 3 tấm ảnh lại để thành 1 tấm ảnh hoàn chỉnh theo “chuẩn” HDR. Kết quả là một bức ảnh thật gần như mắt người nhìn thấy, đôi khi còn màu sắc hơn mắt người thấy bởi những điểm hoà trộn màu lộ ra những khung sáng mắt người bình thường không nhận ra.
    [Hình: hdr-how-to.jpg]
    (một ví dụ về HDR tạo ra từ 3 bức ảnh)

    - Chi tiết hơn xin vui lòng Google.


    II. Vậy cần những gì để tạo ra một bức ảnh HDR?
    - 3 tấm ảnh: 1 tấm ảnh đủ sáng, 1 tấm ảnh thiếu sáng và 1 tấm ảnh dư sáng.
    - Phần mềm hỗ trợ trộn 3 tấm ảnh lại với nhau.


    III. Hướng dẫn 1 cách tạo ảnh HDR với phần mềm Photomatrix và máy ảnh Canon 60D
    + Trước hết là Chụp hình:
    Thông thường các máy ảnh kỹ thuật số đều có thể đáp ứng cho mọi người cách chụp hình thiếu sáng, đủ sáng và dư sáng. Nhưng sau đây sẽ là hướng dẫn với Canon 60D, các máy ảnh khác mọi người tự tham khảo tìm cách qua Google.
    - Bước 1: Chuẩn bị máy, tripod (chân máy) hoặc vị trí kê được máy cố định.
    - Bước 2: Chọn góc chụp ưng ý, chỉnh màu sắc, Iso, đo sáng hợp lý nhất.
    - Bước 3: Nên đặt máy ở chế độ chụp M. Ảnh có thể ở RAW, hay JPG Large (lớn nhất) cũng được.
    . Bấm Menu, chọn Expo.comp./AEB (Bấm Set để chọn), quay bánh răng sao cho tạo ra 3 vạch đỏ trong chỉnh Exposure (1 vạch nằm ở vùng Darker, 1 vạch ở giữa và 1 vạch Brighter).
    . Chọn chế độ chụp sau 2s tự động (tránh rung tay).
    - Bước 4: Lấy nét, khoá nét, bấm chụp. Chờ cho máy hết rung, ta sẽ có 3 bức hình theo thứ tự: Bình thường, thiếu sáng, dư sáng như ví dụ sau:

    [Hình: 9474175309_579e558ce5_c.jpg]
    (bình thường)

    [Hình: 9474168907_7757b2150d_c.jpg]
    (thiếu sáng)

    [Hình: 9476947664_e23451bdd8_c.jpg]
    (dư sáng)


    + Kế tiếp là trộn ảnh bằng phần mềm Photomatrix Photomatix Pro 4.2.6 Final (x86/x64) hoặc bản mới hơn tuỳ mọi người tìm Goggle:
    Lý do tôi khuyến khích chương trình này vì nó rất tiện dụng, nhanh chóng thay vì Photoshop sẽ rất phức tạp và tốn nhiều công sức để tạo ra một bức ảnh HDR ưng ý.
    - Download: https://www.box.com/s/wo0vd6yq7l4oxwrydjf2
    Password: 9sfree.com
    Nguồn: http://download.9sfree.com/Photomatix-Pro-4-2-6-Final-FULL-Phan-mem-tron-anh-chuyen-nghiep/

    - Serial để xài bản full: Sử dụng 1 trong 4 Serial sau:
    KDPT-44NM-3376-3395
    PUTW-TJVA-5655-L444
    WDOO-2LL8-5E3A-6355
    UFT4-NPXW-6564-SG36
    634I-GS52-S4FQ-6R56

    Sau khi cài đặt xong Photomatrix, mở chương trình, chọn 3 file ảnh vừa chụp, chương trình sẽ tự động trộn chúng lại và đưa ra một hình ảnh mới.
    - Sẽ có nhiều tuỳ chọn mặc định cho người dùng thử nghiệm ảnh từ chương trình, nếu muốn chuyên sâu hơn có thể tinh chỉnh các thanh chỉ số để tạo ra bức ảnh như ý.
    - Sau khi đã cảm thấy ổn, bấm Save as, nên chọn định dạng JPG (tiff cũng được) để save ảnh ra. Có thể đưa vào PTS để chỉnh thêm chút màu sắc, hiệu ứng... nếu muốn.

    Và thành phẩm sẽ như sau: (Hơi xấu vì ảnh chỉ làm mang tính minh hoạ):
    [Hình: 9474162865_c586e2cb2f_c.jpg]



    5 TIPS ĐỂ CÓ NHỮNG TẤM HDR TỐT HƠN.                                          Tác giả: SHINNO


    Làm thế nào để có thể tạo ra những tấm ảnh HDR chất lượng ? Đó là câu hỏi mà những người cầm máy luôn thắc mắc, sau đây là danh sách 5 tips để có định hướng đúng để bắt đầu với thể loại ảnh này.


    Tip 1. Dùng tripod

    Ban đầu tôi đã đắn đo không biết nên cho tripod vào danh sách tip này không vì nó có vẻ hơi thừa vì ai cũng biết nhưng nó lại là một vật dụng quan trọng nên cuối cũng có trong đây.

    Tripod không chỉ giúp bạn loại bỏ rung của tấm ảnh (khi chụp với thời gian phơi lâu) mà còn giúp bạn cố định khung hình khi bạn chụp nhiều tấm ảnh với những chế độ phơi khác nhau. Tripod sẽ giúp mỗi tấm ảnh bạn chụp đề có khung hình, bố cục như tấm trước đó và sự khác nhau chỉ là chế độ phơi sáng.


    Tip 2. Đừng chỉnh tone lại một chế độ sáng và gọi đó là HDR

    Tôi thấy trường hợp này rất nhiều, tôi hiểu khi chụp ảnh với file RAW ta có thể kéo lại nhiều chi tiết chỉ với một chế độ sáng, bạn có thể tạo ra một tấm với chi tiết ở vùng tối, 1 tấm với chi tiết ở vùng highlight bằng Lightroom, rồi nhập 3 tấm ảnh lại với nhau nhưng nó không giống như chụp từng tấm ảnh độc lập và đó không phải là một tấm HDR thật sự

    Bạn hỏi tại sao ? Một điều dơn giản là. Khi bạn chụp một tấm ảnh với chế độ đo sáng cho sẵn thì máy chỉ lấy được dữ liệu trong một khoảng sáng nhất định. Và dù bạn có làm gì đi chăng nữa thì cũng không thể thay đổi được nhưng dữ liệu này, cái bạn thay đổi chỉ là cách thể hiện những dữ liệu này ra màn hình.

    Khi bạn chụp từng tấm hình độc lập với những chế độ sáng khác nhau thì 3 tấm ảnh sẽ có những mức độ dữ liệu khác nhau để bạn có thể khai thác và những dữ liệu này bao phủ một khoảng lớn độ sáng của khung cảnh, và đây mới thực sự là High Dynamic Range. Bạn càng chụp nhiều ảnh thì lượng dữ liệu bạn có sẽ nhiều hơn. Những cũng có một luật bão hoà - là sẽ có một lúc mà lượng dữ liệu bạn thêm vào sẽ không cải thiện được tấm ảnh nữa.

    Tip 3. Biết khi nào mình cần HDR và khi nào không

    Có một số người chụp HDR với tất cả tấm ảnh mà học chụp. Nhưng có những lúc mà bạn không cần phải làm như vậy.

    HDR có nghĩa là dải quang lộ dài, vì vậy nếu bạn đang chụp một khung cảnh mà điều kiện sáng khá cân bằng giữa highlight và shadow (có nghĩa là quang đồ của tấm ảnh nằm gọn trong vùng giữa, không bị clip ở cả 2 cạnh) thì lúc đó ta không cần đến ảnh HDR. Những trường hợp như vậy thì máy ảnh vẫn đủ khả năng để lấy được đủ chi tiết của khung cảnh từ shadow đến highlight chỉ với một chế độ sáng. Và cũng không cần phải tốn công chụp HDR với những vật thể đang chuyển động cũng như người bởi vì khi ta tone mapping những tấm này lại thì chúng trông không ổn tẹo nào.

    Vậy khi nào thì dùng HDR ?

    Hãy dùng với cảnh hoàng hôn hoặc bình minh, đặc biệt khi bạn đang chụp mặt trời. Hãy chụp khi đang giữa ngày, chụp những công trình kiến trúc hoặc những vật thể nhân tạo.

    Tip 4. Hãy đầu tư cho phần mềm

    Để nấu một món ngon đầu tiên bạn phải thu thập được những nguyên liệu tốt và sau đó quá trình chế biến của bạn cũng hết sức quan trọng. Tương tự, khi ta đã có được những bộ ảnh tốt thì ta cũng cần một giang bếp đủ tốt để có thể hậu kì những tấm ảnh này một cách tốt nhất để đạt được kết quả tốt nhất. Có hàng tá chương trình nhập ảnh HDR, nhưng tôi xin giới thiệu 2 chương trình là HDR Soft's Photomatrix Pro và Nik Software's HDR Efex Pro. 2 chương trình này đểu có những phiên bản miễn phí nhưng theo cá nhân tôi thấy kết quả không tốt bằng những bản mua được (hãy mua nếu có điều kiện). Một điều bạn nên biết là những chương trình tone mapping này dựa trên thuật toán Algorithmic nên chương trình có thuật toán càng manh thì kết quả càng tốt.

    Tip 5. Kiềm chế bản thân

    Đây là nguyên nhân khiến có rất nhiều cuộc tranh cãi về HDR, nhiều người thích chụp HDR theo những kiểu cao siêu và phong cách siêu thực, nhưng một số người lại nói HDR đang phá hoại thế giới nhiếp ảnh vì những tấm ảnh với độ bão hoà màu quá cao và ánh sáng kì lạ của những tấm ảnh này.

    Rất dễ quá đà khi bạn tone mapping tấm ảnh của mình, nhưng nếu mục đích của bạn chỉ đơn giản là tái hiện lại những gì mà mắt mình thấy thì hãy kiểm soát bản thân lại trước khi xuất ảnh. Hãy hạn chế tạo ra những tấm ảnh siêu thực (trừ khi đó là phong cách mà bạn đang theo đuổi). Đồng thời hãy để ý những hào quang thường xuất hiện dọc theo hàng cây (như bạn có thể thấy ở hàng cây bên góc trái phía trên của tấm ảnh)

    Lời kết

    Danh sách phía trên không phải là cao siêu gì nhưng cũng là một định hướng tốt để bạn có thể bắt đầu với thể loại này. Sau khi bạn đã có kinh nghiệm với thể loại ảnh này và muốn tiến một bước xa hơn nữa, hãy thử kết hợp HDR và Panorama, sẽ là một trải nghiệm thú vị cho các bạn.

    Theo John Davenport
    Dịch Shinno.


    Phương pháp chụp ảnh thác nước đẹp:
  6. Trong bài viết này camnangmayanh.vn xin giới thiệu với các bạn một số phương pháp chụp ảnh thác nước đẹp mê hồn
    Thời tiết ưa thích của tôi khi chụp hình thác nước là một bầu trời đầy mây và loang lổ. Lí do là vì nó đêm đến những điểm nhấn, điều mà khi chụp hình vào những ngày nắng không thể tạo nên. Như bạn đã biết, hầu hết những thác nước đều được bao quanh bởi cây cối và một bầu trời đầy nắng có thể góp phần làm nổi bật khung cảnh xung quanh. Điều này cũng có nghĩa là khi cố gắng chụp ảnh, kết quả cuối cùng mà bạn nhận được sẽ là các khu vực sáng không đồng đều xung quanh khung cảnh, và nó không thật sự hấp dẫn chút nào. Ngoài ra, khi thời tiết nắng và có nhiều ánh sáng sẽ gây khó khăn cho việc sử dụng phơi sáng chậm để tạo nên chuyển động của dòng nước. Vì vậy khi bạn có nhiều lựa chọn để chụp hình một thác nước nổi tiếng, hãy chọn một ngày nhiều mây. Dưới đây là một vài ví dụ về những gì mà tôi đã chụp được và bạn có thể tự quyết định rằng tấm hình nào đẹp hơn…


    Một phần quan trọng khác của việc chụp hình thác nước đó là thời gian phơi sáng. Khi chụp hình nước ở biển, tôi thường không để thời gian phơi sáng lâu hơn 3-5s. Vì phơi sáng 20 giây tạo ra một hình ảnh hoàn toàn khác so với phơi sáng 3 giây tạo ra. Đối với thác nước thì không hẳn như vậy và điều duy nhất làm tôi quan tâm ở đây là cây cối có thể di chuyển trong quá trình phơi sáng và tạo ra vệt mờ. Điều này cũng bình thường thôi nếu như người xem không chú ý đến chúng mà chỉ xem chúng như một phần phụ trong tấm hình nhưng mặc dù phơi sáng dài tốt để nước tạo ra hiệu ứng thì bạn vẫn cần phải kiểm soát cẩn thận những khu vực khác trong khung hình. Tôi thấy nhiều người thường sử dụng tốc độ màn trập cao để chụp hình thác nước. Điều này ổn thôi và nó là quyết định của bạn, nhưng tôi nhận ra rằng nếu điều chỉnh tốc độ màn trập tương đối chậm một chút (khoảng 0.3 giây) thì sẽ tạo ra một sự khác biệt khá rõ. Điều này đòi hỏi bạn phải đem theo chân máy nhưng kết quả mà bạn nhận được thật sự xứng đáng với cân nặng mà bạn phải mang thêm.


     

    Tóm lại, bất cứ ai đang bắt đầu chụp ảnh phơi sáng dài, hãy cài đặt máy ảnh ở chế độ ưu tiên màn trập và thiết lập tốc độ khảng 0.3giây trở lên và từ từ chụp cho đến khi chụp được bức ảnh mà bạn mong muốn. Ban đầu, bạn có thể phải đối mặt với một tấm ảnh quá sáng và điều này có nghĩa là bạn phải tăng tốc độ màn trập lên 1 tí. Nếu bạn không thể có được màn trập đủ chậm để tạo vệt mờ của dòng nước thì hãy sử dụng bộ lọc neutral density.

    Trong việc chụp hình thác nước thì mỗi người chúng ta đều có cách thức riêng của mình để chụp lại nó. Cá nhân tôi thích một khung hình với một cái gì đó ở phía trước như vài hòn đá chẳng hạn và thác nước sẽ nằm ở phía sau. Điều này thì tốt thôi vì nó không chỉ tạo thêm hứng thú cho người xem mà còn hình thành một phối cảnh khác cho những tấm bưu thiếp ảnh.

    Hy vọng rằng những điều này sẽ có ích cho những nỗ lực trong tương lai của bạn. Tôi không phải là một chuyên gia về nhiếp ảnh nhưng những điều này thì rất đơn giản, tuân thủ chúng và bạn sẽ nhận được những phần thưởng xứng đáng.
  7. 11 phương pháp chụp ảnh không thể bỏ qua

    Khi đứng trước một khung cảnh đẹp ai cũng đặt câu hỏi làm cách nào để có bức ảnh đẹp. Dưới đây là một số cách để mọi người tham khảo để áp dụng trong nhiếp ảnh

    1. Tối đa hóa độ sâu trường ảnh

    1.jpg
    Để cho bức ảnh trở nên sáng tạo một số người thử nghiệm chụp ảnh phong cảnh với độ sâu trường ảnh thấp, tuy nhiên phương pháp thường được dùng là lấy nét càng nhiều cảnh càng tốt. Cách đơn giản nhất là chọn khẩu độ nhỏ (thông số lớn), khâu độ càng nhỏ thì trường ảnh càng sâu.
    Nhớ rằng khẩu độ nhỏ cũng có nghĩa là ít ánh sáng đi vào bộ cảm biến (sensor), vì thế bạn cần bù trừ cho “thiệt hại” này bằng cách tăng thông số ISO hoặc tăng tốc độ chụp (hoặc cả 2). Tất nhiên có những lúc bạn chụp rất đẹp với DOF rất nhỏ khi chỉnh về chế độ chụp phong cảnh.

    2. Sử dụng chân máy ảnh (tripod)

    Khẩu độ nhỏ, tốc độ đóng máy nhanh, điều tiếp theo là làm sao để giữ máy thật ổn định trong suốt quá trình phơi sáng. Thực ra ngay cả khi bạn có khả năng chụp với tốc độ đóng máy nhanh thì bạn vẫn nên dùng chân máy (tripod). Để máy thêm ổn định, bạn có thể sử dụng thêm dây cáp hoặc điều khiển từ xa.
    2.jpg

    3. Tìm kiếm tiêu điểm

    Tất cả mọi bức ảnh đều cần một tiêu điểm và ảnh phong cảnh cũng không phải ngoại lệ. Thực tế, ảnh phong cảnh không có tiêu điểm trông rất trống rỗng, người xem không tìm được điểm dừng cho ánh nhìn.
    3.jpg
    Tiêu điểm có thể là bất kỳ điểm nào trong cảnh bạn định chụp, từ một tòa nhà, cái cây, tảng đá hay bóng, v.vv. Đừng chỉ tập trung suy nghĩ tiêu điểm là cái gì mà còn phải chú ý đặt tiêu điểm ở đâu.

    4. Cảnh gần

    Một yếu tố làm nên một bức ảnh đẹp là cảnh gần và cách đặt vào vị trí thu hút ánh mắt của người xem. Để làm được điều này bạn nên tạo cảm giác về độ sâu trong bức ảnh bằng cách nâng đường chân trời lên hoặc tạo các đường dẫn đến độ sâu của ảnh.
    4.jpg

    5. Chú ý đến bầu trời

    Một yếu tố cần để ý đến là bầu trời trong phong cảnh. Hầu hết các cảnh đều phải có cảnh gần hoặc bầu trời choán gần hết bức ảnh – bức ảnh của bạn phải có một trong hai yếu tố này, nếu không bức ảnh trông sẽ khá nhàm chán.
    5.jpg
    Nếu bầu trời không có gì đặc biệt thì đừng để nó chiếm quá nhiều chỗ trong bức ảnh, đặt đường chân trời ở 1/3 trên của ảnh (tuy nhiên phải chắc chắn rằng cảnh gần đủ hấp dẫn). Nếu bầu trời trông “hay” với các đám mây hình dạng khác nhau hoặc có màu đẹp thì hãy để nó tỏa sáng với đường chân trời đặt ở 1/3 dưới của ảnh. Tăng hiệu ứng của bầu trời bằng cách xử lý ảnh sau chụp hay là sử dụng kính lọc (ví dụ kính lọc phân cực làm tăng màu và tương phản).

    6. Đường thẳng

    Trước khi chụp ảnh phong cảnh bạn hãy tự hỏi “Làm thế nào để có thể dẫn dắt ánh mắt người xem vào bức ảnh?” Có rất nhiều cách để thực hiện điều này (chụp cận cảnh là một ví dụ) nhưng một trong những phương pháp tốt nhất là tạo ra các đường thẳng thu hút cái nhìn của người xem vào bức ảnh.
    Các đường thẳng tạo ra độ sâu trường ảnh, tỉ lệ và là trọng tâm của bức ảnh, bản thân nó cũng tạo nên họa tiết của tấm hình.
    6.jpg

    7. Chụp chuyển động

    Khi chụp ảnh phong cảnh, hầu hết mọi người đều chụp ảnh tĩnh và bị động – tuy nhiên phong cảnh thì hiếm khi hoàn toàn tĩnh, đặt một vài chuyển động vào trong ảnh sẽ tạo ra cảm xúc và điểm nhấn. Ví dụ: gió xào xạc qua tán cây, sóng vỗ rì rào bên bờ biển, dòng nước chảy róc rách, chim bay lượn, mây trôi lững lờ.
    Nhìn chung khi chụp được những chuyển động này bạn cần tốc độ đóng máy nhanh (đôi khi là vài giây). Đồng thời nhiều ánh sáng đi vào cảm bộ nên phải để khẩu độ nhỏ, sử dụng kính lọc hoặc chụp vào lúc sáng sớm hoặc xẩm tối khi có ít ánh sáng.
    7.jpg

    8. Xử lý thời tiết

    Một cảnh có thể thay đổi hoàn toàn khác phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Vì thế lựa chọn đúng thời điểm chụp rất quan trọng. Rất nhiều nhiếp ảnh gia mới vào nghề nghĩ rằng bầu trời đầy nắng là thời gian tốt nhất để chụp ảnh ngoài trời. Tuy nhiên nếu dự báo thời tiết báo có mưa thì bạn đang nắm trong tay cơ hội có những bức ảnh với cảm xúc thật và có gì đó hơi ảm đạm. Tìm kiếm những cơn bão, gió, sương mù, các đám mây dày, tia nắng rọi qua bầu trời tối đen, cầu vồng, bình minh, hoàng hôn, v.vv và sáng tạo các cách chụp khác nhau thì tốt hơn nhiều so với việc chờ đợi một ngày nắng vàng trời xanh khác.
    8.jpg

    9. Giờ vàng

    Có một số nhiếp ảnh gia chỉ chụp vào một thời điểm nhất định nào đó trong ngày, như là lúc chạng vạng chẳng hạn, bởi vì đó là lúc ánh sáng đẹp nhất và phong cảnh trở nên sống động. Ánh sáng trong “giờ vàng” tạo ra các góc đẹp, các họa tiết lạ, các chiều không gian thú vị.
    9.jpg

    10. Đường chân trời

    Mẹo cũ nhưng hiệu quả: Trước khi chụp ảnh phong cảnh, luôn đặt ra 2 câu hỏi về đường chân trời: Đường chân trời có thẳng không? Mặc dù có thể xử lý sau khi chụp, tốt hơn hết là đặt máy ảnh sao cho đường chân trời thẳng.
    Đường chân trời được đặt ở đâu? Một đường chân trời tự nhiên nên được đặt ở 1/3 trên hoặc dưới của bức ảnh, không nên đặt ở chính giữa. Tất nhiên bạn có thể phá vỡ quy tắc, song định luật 1/3 tỏ ra khá hiệu quả trong phần lớn các bức ảnh.

    11. Thay đổi cách nhìn

    Vô số các nhiếp ảnh gia xách máy đi chụp ảnh phong cảnh, vô số các bức ảnh phong cảnh đã được chụp. Nếu chỉ làm theo các bước hướng dẫn trên, bạn sẽ có thể chụp được một bức ảnh ưa nhìn chứ chưa đến mức làm người khác phải trầm trồ. Hãy tích cực suy nghĩ trước khi chụp – tìm một tiêu điểm thật đẹp. Bạn có thể bắt đầu với việc tìm kiếm một địa điểm ít người đặt chân đến, khá phá thiên nhiên xung quanh và thử nghiệm nhiều góc chụp khác nhau.  http://camnangmayanh.vn/
  8. Tạo dấu ấn riêng khi chụp ảnh phong cảnh

    Trong nghệ thuật nhiếp ảnh, khi nói đến ảnh phong cảnh chính là đề cập đến thể loại mà người chụp chọn một mảng cảnh sắc thiên nhiên nào đó ở góc độ thú vị, ấn tượng và biểu cảm nhất để làm chủ thể cho bức ảnh của mình. Ảnh phong cảnh khắc họa thiên nhiên, đất trời với tất cả những yếu tố, những đặc điểm riêng của nó. Và những bức ảnh này có trở nên quyến rũ hơn, lôi cuốn hơn hay không phụ thuộc rất nhiều vào bàn tay tài hoa của người chụp ảnh. Đôi khi, một cảnh vật trông thật bình thường nhưng lúc được chụp ảnh lại trở nên hết sức tươi mới đến mức khiến bạn ngạc nhiên dưới sự sắp xếp, bố trí khéo léo, tinh tế của tác giả. Có thể nói, làm cho thiên nhiên trở nên xinh đẹp và tráng lệ hơn chính là công việc đồng thời cũng là mục tiêu mà ảnh phong cảnh hướng tới.
    Hẳn bạn đã từng xem qua rất nhiều bức ảnh phong cảnh, song chỉ có vài bức trong số đó thật sự khiến bạn bị thu hút mạnh mẽ. Đấy là những bức được chụp với kỹ thuật sắc sảo và phong cách độc đáo, riêng biệt. Vì vậy, hôm nay chúng tôi gởi đến bạn một vài thủ thuật cần thiết trong quá trình chụp ảnh phong cảnh, hy vọng sẽ giúp bạn có được những bức ảnh tuyệt vời.

    1.Tạo nét độc đáo, nổi bật


    Ảnh: Rok Godec
    Một điều hiển nhiên là trên thế giới có rất nhiều người chụp ảnh, vì vậy muốn thu hút được sự chú ý bạn phải tạo cho mình nét độc đáo và nổi bật. Ưu điểm này minh chứng kĩ năng xuất sắc và đẳng cấp chuyên nghiệp ở bạn. Hãy thể hiện sự vượt trội của bản thân dựa trên việc xây dựng và phát triển một phong cách chụp ảnh riêng. Cùng một phong cảnh thiên nhiên nhưng trông sẽ khác nhau qua ống kính của những người chụp ảnh khác nhau, thế nên hãy truyền tải dấu ấn cá nhân  qua những bức ảnh một cách sâu sắc, mạnh mẽ.

    2. Kể những câu chuyện thú vị bằng ảnh


    Dù chỉ là chụp phong cảnh thôi nhưng bạn vẫn có thể gởi gắm vào đó một câu chuyện đầy ý nghĩa thông qua cách sắp xếp bố cục, chi tiết trong ảnh. Nếu làm được như vậy, bức ảnh hấp dẫn của bạn sẽ rất lôi cuốn người xem đấy. Thậm chí, họ sẽ dành thời gian để cảm nhận, để suy nghĩ về những gì ẩn giấu đằng sau vẻ bí ẩn quyến rũ mà bạn đã tạo ra cho bức ảnh.

    3. Sử dụng chân máy


    Sử dụng chân máy sẽ giúp việc chụp ảnh thuận tiện và đạt chất lượng hơn vì tránh được tình trạng máy ảnh bị rung. Nếu bạn phải đi xa để chụp ảnh thì nên chọn chân máy có trọng lượng nhẹ để dễ dàng khi mang theo.

    4. Điều chỉnh khẩu độ lớn


    Ảnh: Dee-t
    Việc điều chỉnh khẩu độ lớn khiến ảnh của bạn thêm nổi bật với những điểm nhấn, những chi tiết sắc nét. Hãy điều chỉnh ống kính ở độ nét nhất để ảnh rõ và đẹp hơn, đồng thời cũng giúp bạn tránh được nét nhòe trong ảnh. Chắc chắn bạn sẽ có một bức ảnh tuyệt vời.

    5. Chọn thời điểm bấm máy thích hợp


    Khi chụp phong cảnh, nếu bạn thực hiện vào những giờ vàng trong nhiếp ành sẽ dễ dàng có được một tác phẩm đẹp. Đó là buổi bình mình rực rỡ lúc mặt trời vừa mọc hay ánh hoàng hôn lãng mạn khi mặt trời sắp lặn. Tuy nhiên, ánh nắng và bóng chiếu vào lúc giữa trưa cũng có thể khiến tác phẩm của bạn trở nên độc đáo.

    6. Sử dụng ống kính mắt cá rộng


    Loại ống kính mắt cá rộng thường được sử dụng khi chụp phong cảnh vì nó giúp người chụp lấy được hình ảnh ở góc độ bao quát. Với ống kính mắt cá rộng, bạn có thể chụp toàn bộ phong cảnh nếu muốn. Đặc biệt hơn, nó còn cho phép bạn điều chỉnh khung hình cũng như cắt bỏ một vài cảnh theo ý mình.

    7. Chọn một điểm nhấn


    Ảnh
    : Inebriantiao
    Một bức ảnh phong cảnh sẽ trở nên ấn tượng và biểu cảm hơn nếu có một điểm nhấn. Nó làm cho bức ảnh có sức sống, sinh động, từ đó thu hút sự chú ý của người xem và khiến họ thích thú chiêm ngưỡng. Bạn nên chọn điểm nhấn đơn giản, gần gũi nhưng hàm chứa nhiều giá trị nghệ thuật như một con đường uốn quanh, một cây xanh tươi mát, gợi nhớ nhiều kỉ niệm…Chắc chắn điều này sẽ làm cho tác phẩm của bạn mang dấu ấn riêng và vẽ lên một câu chuyện đặc biệt.

    8. Chú trọng đến hình ảnh bầu trời trong tác phẩm


    Ảnh
    : Bobby Bong
    Hình ảnh bầu trời là yếu tố có ý nghĩa hết sức quan trọng trong một bức ảnh phong cảnh, vì thế không nên để nó trông tẻ nhạt. buồn chán. Hãy để bầu trời biếc xanh điểm vài áng mây bồng bềnh hay một nền trời rực rỡ sắc màu làm tăng thêm vẻ hấp dẫn cho bức ảnh của bạn. Chính bầu trời sẽ mang đến cảm xúc khác biệt cho bức ảnh.

    9. Tạo chiều sâu cho bức ảnh


    Ảnh
    : Davidone33
    Bạn sẽ có được một bức ảnh phong cảnh hoàn hảo hơn khi tạo thêm chiều sâu cho tác phẩm – nghĩa là bạn khéo léo sắp xếp, chọn lựa góc độ để bố cục trong ảnh thể hiện cả tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh. Chẳng hạn tiền cảnh có thể là đất, trung cảnh là mặt nước và hậu cảnh là bầu trời. Đây chỉ là ví dụ thôi, hãy sáng tạo bằng khả năng, bằng cảm xúc để tạo nên sự mới mẻ, sâu sắc cho những bức ảnh của mình.

    10. Thêm chi tiết


    Ảnh
    : John Fan
    Có thể nói khi đề cập đến ảnh phong cảnh thì các chi tiết được xem là yếu tố chính, giữ vai trò chủ đạo trong ảnh. Tuy nhiên bạn cũng có thể sắp xếp chúng bằng cách sử dụng tính năng HDR (High Dymanic Range) để hòa lẫn ánh sáng với các chi tiết. Nó sẽ giúp các chi tiết trông rõ nét, sắc sảo hơn ngay cả ở mảng sáng nhất hay tối nhất của bức ảnh.

    11. Lưu ý đến quy tắc về bố cục


    Ảnh
    : Virtual Words
    Trong nghệ thuật chụp ảnh phong cảnh, đừng quên lưu ý đến các quy tắc về bố cục như việc tạo khung hay đưa vào ảnh những đường viền…Như vậy bức ảnh sẽ có sức thu hút hơn và khơi gợi sự liên tưởng đến những câu chuyện thú vị một cách hiệu quả.

    12. Thêm vào những yếu tố sinh động cho bức ảnh


    Ảnh
    : Juan Pavon
    Một cách khác để làm cho bức ảnh phong cảnh có hồn hơn, tự nhiên hơn là thêm vào đấy nhiều chất liệu, yếu tố sinh động, gần gũi như những đám rêu, một vài cọng rác, một ít dây leo mềm mại…Chúng sẽ khiến tác phẩm của bạn thật sự ấn tượng và đầy tính nghệ thuật.
    Nào, giờ đến lượt bạn rồi đấy!
    Ngoài một số mẹo nhỏ nêu trên, để bức ảnh phong cảnh của mình hoàn thiện hơn, bạn có thể tham khảo các tác phẩm của nhiều tác giả khác. Bạn cũng nên tìm hiểu ở những người yêu nhiếp ảnh về kỹ thuật họ áp dụng. Bạn sẽ học hỏi, tích lũy được nhiều kinh nghiệm cũng như rèn luyện kĩ năng và xây dựng một phong cách riêng nổi bật hơn rất nhiều. Bạn sẽ nhanh chóng xác định được những yếu tố phù hợp với mình và sáng tạo nên những tác phẩm như mong muốn.

    Hồng Ngọc biên dịch theo Naldzgraphics | RGB.vn
  9. THỦ THUẬT CHỤP VỚI ỐNG KÍNH FISHEYE

     Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
    THỦ THUẬT CHỤP VỚI ỐNG KÍNH FISHEYE

    Ống kính Fisheye - thường gọi là ống kính mắt cá - là một loại ống kính có cấu trúc thấu kính đặc biệt nhằm mang lại hiệu ứng hìn ảnh lạ và tương tự như mắt cá nhìn trong môi trường nước.Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về tính năng cũng như cách sử dụng Fisheye nhé.

    Ống kính Fisheye - thường gọi là ống kính mắt cá - là một loại ống kính có cấu trúc thấu kính đặc biệt nhằm mang lại hiệu ứng hình ảnh lạ và tương tự như mắt cá nhìn trong môi trường nước. Ban đầu, loại ống kính này được sản xuất dành riêng phục vụ công việc nghiên cứu lãnh vực thiên văn khí tượng. Các chuyên gia sử dụng ống kính này chụp lại hình ảnh bầu trời, hình ảnh của quá trình hình thành ngưng tụ hơi nước trong bầu khí quyển ... và họ gọi là "ống kính của bầu trời". Về sau, khi nhiếp ảnh phát triển rộng, loại ống kính này nhanh chóng được sử dụng phổ biến trong giới nhiếp ảnh. Nhiều người thích và tìm mua loại ống kính này ráo riết, trong đó một số vì nhu cầu sáng tác ảnh trong công việc, một số vì vui thích với hiệu ứng lạ của loại ống kính này. Hơn nữa, ống kính fisheye cũng được sử dụng như một ống kính trong bộ ống kính góc rộng của người chụp ảnh, dễ dàng chụp sáng tạo những khoảnh khắc bất ngờ.
    Góc ảnh và tỉ lệ ảnh sẽ bị thay đổi và tạo ra hiệu ứng lạ mắt, tạo một ấn tượng riêng với thể loại ảnh chụp bằng ống này. Gần đây có nhiều bạn quan tâm và sử dụng ống kính này, bài viết xin chia sẻ một vài cách chụp với loại ống fisheye.

    1. CHIÊU "CONG CHÂN TRỜI"

    Đây là loại ảnh rất phổ thông. Cầm fisheye là người ta chụp ngay tấm cong chân trời! Cần lưu ý khi chụp loại ảnh này, bạn di chuyển khung ảnh làm sao đưa đường chân trời hoặc đối tượng vào gần cạnh trái, phải hoặc trên, dưới của khung ảnh. Càng sát mép khung ảnh thì hiệu ứng cong méo càng hiệu quả, càng nhiều. Nếu bạn đặt đường chân trời tại giữa khung ảnh, thì nó sẽ thẳng ngang khung ảnh mà không có hiệu ứng cong. Thêm một lưu ý nữa, đó là khi đưa đường chân trời ra mép dưới khung ảnh, chân của bạn có thể lọt vào khung.

    Bức ảnh sau, mình đưa đường chân trời sát mép cạnh của khung, góc chụp cao ở sân thượng của ngôi nhà ở Sài Gòn, đưa đường chân trời xuống sát cạnh dưới của khung ảnh tạo hiệu ứng cong. Sau đó, mình dùng phần mềm hậu kỳ lật ngược ảnh tạo cảm giác như quả địa cầu. Rất thú vị.



    2. CHIÊU "GÓC RỘNG PHONG CẢNH"

    Ống kính fisheye chụp là phải cong? Chưa hẳn!
    Đôi khi, bạn có thể sử dụng ống kính fisheye - mắt cá - như một ống kính góc rộng, thậm chí là siêu rộng trong thể loại ảnh phong cảnh, mà ít bị cong méo ảnh. Tuy nhiên, cảnh quan mà bạn chụp không được có những cấu trúc, đối tượng đường thẳng như nhà cửa, cây cao, cột điện, trụ đèn... thì ống kính ảnh được dùng như một ống kính góc rộng rất tốt. Lưu ý là đường chân trời đặt vào giữa khung ảnh, rồi sau đó cắt xén lại theo ý muốn thì hiệu ứng cong méo sẽ giảm thiểu tối đa.

    4. CHIÊU "TÓM TRẦN NHÀ"

    Với ống kính fisheye, chụp trần nhà hoặc khung ảnh có trần nhà là một thế mạnh mà khó có ống kính góc rộng nào cạnh tranh được. Với một trần nhà có kiến trúc đối xứng, tìm điểm chiếu trung tâm dưới nền nhà và bấm máy. Hoặc chụp tập thể người, đặt máy góc thấp, lấy được trần nhà tạo hiệu ứng lạ cho khung ảnh.

    5. CHIÊU "DÍ SÁT CHỦ THỂ"

    Dẫu bạn chụp ảnh thương mại, dịch vụ, hay chụp cho đời thêm vui... ống kính fisheye có thể nói là một ống kính nên sở hữu. Nó là ống kính một tiêu cự, không thể phóng to thu nhỏ khung ảnh như ống kính zoom. Cho nên, bạn sử dụng nó thì phải "zoom bằng chân" tiến sát đối tượng chụp và điều chỉnh góc chụp sao cho có hiệu ứng như ý, đó là đặc thù của ống kính này. Bạn có thể nằm sát mặt đất hất máy chụp lên, đặt máy lên bụng chụp ngửa lên, co ro sát đường ray xe lửa hay bề mặt nền nhà... và dí ống kính sát chủ thể để tạo sự cong méo ngộ nghỉnh!


    6. CHIÊU "LỆCH KÍCH THƯỚC"

    Fisheye là ống kính tuyệt vời để thể hiện sự tương phản "nhỏ - lớn", "ngắn - dài" trong nhiếp ảnh. Hai đối tượng có khoảnh cách nhau, đối tượng được dí sát và đối tượng xa kia sẽ có sự chênh lệch kích thước lạ mắt. Khai thác loại ảnh này, ngoài ý tưởng khởi đầu, chọn vị trí để có khung ảnh và cách sắp xếp vị trí các đối tượng trước khi bấm máy là điều quan trọng.

    Tấm này chẳng hạn! Trong thực tế, con diều này dài đến 12 mét và đang ở độ cao khoảng 60m.

    7. CHIÊU "HẤT NGƯỢC LÊN VÀ CÚI XUỐNG"

    Trong nhiều tình huống phong cảnh, đời thường, phóng sự... hãy đặt ống kính fisheye ở vị trí thấp nhất có thể để tận dụng góc rộng hoặc siêu rộng cùng hiệu ứng của loại ống này. Chính hiệu ứng đặc biệt của hệ thấu kính tạo khung ảnh rất đẹp và sinh động. Các tấm ảnh sau mình để máy sát mặt đất.




    Đời cát - Tấm này photographer nằm sát mặt cát, đưa chân trời cắt ngang giữa khung để giảm cong méo, vừa lấy được đường dẫn cát và crop bố cục hậu kỳ.
    Còn sau đây là một tấm góc cao, các đối tượng ở xa nhỏ hẳn đi và các đối tượng gần nổi bật lên. Nguyên tắc là đối tượng ở gần sẽ to ra và xa "tí hon hoá".

    8. KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH

    Thường chụp công trình kiến trúc góc rộng, người ta sẽ tránh tình trạng cong méo ảnh, tuy nhiên ống kính fisheye vẫn được ưa thích khi chụp thể loại ảnh này. Chẳng hạn tấm Chùa Thiên Mụ sau đây, photographer đưa máy cao khỏi đầu để giảm độ cong méo chân trời, khung ảnh lấy được hết hàng cột tiền sảnh mà vị trí đứng chụp khó có ống wide nào lấy hết.

    Còn đây là ảnh WONAV chụp Royal City với ông kính ngửa lên trời, lấy toàn bộ tòa nhà tạo thành viền bức ảnh tròn.


    9. FISHEYE CHO SMARTPHONE

    Có hai cách: Cài đặt app fisheye hoặc sắm fisheye lens. Nhưng cả hai cách này đều cho ảnh không đạt chất lượng tốt lắm. App thì cho ảnh không có độ nét căng và dường như sử dụng thuật toán bẻ cong bìa hình mà thôi. Sắm lens FE thì việc gắn chồng phía trước ống kính (thay vì chỉ chụp ống FE như máy ảnh), thành ra ánh sáng phải đi qua thêm một số thấu kính, lượng sáng suy giảm nên tuy có hiệu ứng cong mà vẫn không ấn tượng.

    Ngoài việc tìm kiếm những góc ảnh sáng tạo, góc chụp lạ, ống kính fisheye là thiết bị giúp người chụp ảnh có thêm cảm hứng sáng tác nhiều khung ảnh với ý tưởng phong phú vô tận. Hiệu ứng đặc thù củaống kính fisheye thể hiện tuỳ thuộc vào ý tưởng của người cầm máy, mỗi một độ xoay là một bức ảnh hoàn toàn khác lạ. Tuy vậy, để cảm hứng "cái cong cong" luôn hấp dẫn, sự linh hoạt trong góc chụp là điều kiện. Chúc các bạn mê fisheye tìm được ống kính như ý.​

    Nguồn tin: WONAV

    Các trường hợp lấy nét M tốt hơn AF

    Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
    Các trường hợp lấy nét M tốt hơn AF

    Máy ảnh số ngày nay phát triển kinh hoàng. Riêng về tính năng lấy nét, tốc độ lấy nét tự động của bộ xử lý trong máy ảnh, tốc độ vòng AF của ống kính cải tiến liên tục, và có thể tích hợp nhiều module điều khiển Automatic và Semi Automatic cho hoạt động của máy lẫn động tác chụp. Tuy vậy, về hệ thống lấy nét, các hãng vẫn để các chế độ tự chọn cho vấn đề lấy nét khi chụp như: auto, continuous focusing khi chụp chủ thể di động và lấy nét Manual. Thông thường, chúng ta để chế độ lấy nét tự động kết hợp của thân máy và ống kính có AF. Vậy, khi nào thì lấy nét bằng tay Manuel tốt hơn lấy nét Auto Focus (AF)?

    1. Macro

    tuanlionsg3.
    Khi chụp thể loại macro, hầu hết các nhiếp ảnh gia đều bật chế độ lấy nét bằng tay (M) trên ống kính hoặc thân máy nếu có. Với khoảng cách cận cảnh, trường ảnh sẽ ngắn và DOF mỏng hơn, điểm nét phải thật chính xác nên rất có thể bị lệch điểm nét hoặc chọn điểm nét vào một phần khác với ý định của tác giả nếu lấy nét AF tự động. Để có thể đạt được độ nét cao, làm chủ DOF tốt, lấy nét M chính xác và hiệu quả, người ta thường gắn máy ảnh vào chân máy để hóa giải sự dao động nhỏ của thân máy. Manual focusing giúp bạn làm chủ điểm nét chính xác chi tiết hơn.

    2. Nguồn sáng yếu

    tuanlion4.
    Chụp trong hoàn cảnh nguồn sáng yếu sẽ gây khó khăn cho máy ảnh lấy nét. Khi để chế độ AF thì ống kính sẽ xoay tít trong dãi nét ảnh từ đầu này tới đầu kia và ngược lại để tìm điểm ảnh lấy nét, và vì nguồn sáng yếu nên nó không đủ khả năng để nhận bắt được tiêu điểm của đối tượng chụp. Điều này sẽ kéo dài thời gian cho việc lấy nét và có trường hợp không lấy nét được luôn. Trừ phi bạn chọn lấy nét AF và một số máy ảnh có chế độ lấy nét 3D tracking thì có thể được, nhưng không đạt hiệu quả nét cao. Trong trường hợp này, nên lấy nét M.

    3. Một số khoảnh khắc chân dung

    tuanlion2.
    Trong một số tình huống chụp thể loại ảnh chân dung, đặc biệt cận cảnh, cần điểm nét chính xác. Bức ảnh chân dung thường là lấy nét hoàn hảo tại đôi mắt của mẫu. Bạn thử chụp chế độ lấy nét M, bạn sẽ thấy rằng điểm nét điểm được xác định chính xác hơn, đặc biệt khi bạn muốn bức ảnh nét một phần khuôn mặt hoặc trong toàn khung ảnh.

    4. Chụp qua gương, kính, hàng rào…

    tuanliong1.
    Bạn thử lấy nét AF qua gương kính, hay một chất liệu mờ đục … thì AF sẽ chạy hoài mà không định được điểm nét. Khi ấy, lấy nét M sẽ giúp bạn vẫn chụp được ảnh và đặc biệt là bạn lấy nét được điểm nét cần nhấn mạnh theo ý định khi khung ảnh quá rộng.

    5. Chủ thể chuyển động, ảnh thể thao

    tuanlion5.
    Chụp ảnh di chuyển (đua xe, máy bay, thú vật chạy…) bạn sẽ có thể sẽ thấy thất vọng nếu chụp với chế độ AF. Thậm chí khi chọn chụp với chế độ Continuous Focusing cũng sẽ không thành công nếu bạn không ứng dụng kỹ thuật panning máy theo chủ thể.
    Người ta đề nghị bạn chuyển sang chế độ lấy nét M. Lấy nét xác định vị trí với khoảng cách nào đó trước mà dự đoán rằng chủ thể sẽ xuất hiện vào vùng nét đó và chờ bấm máy vào điểm nét này. Bạn cần có thời gian tính toán khoảng cách điểm nét cho đúng, hơi khó khăn, nhưng thường thì bức ảnh cho thấy kết quả tốt hơn chụp với chế độ AF, đặc biệt chụp với cơ chế liên tục.

    Nguồn tin: lapcamerahn.wordpress.com

    Làm chủ kỹ thuật lấy nét

     Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
    Làm chủ kỹ thuật lấy nét

    Kỹ thuật lấy nét nhanh và chính xác trong mọi tình huống là một trong những kỹ thuật không dễ trong nhiếp ảnh. Bài viết này sẽ giới thiệu một kỹ thuật gồm 2 phần để tăng hiệu quả việc lấy nét: sử dụng phím lấy nét phía sau thân máy và 'lấy nét rồi dịch khung'.

    Phím lấy nét sau thân máy

    Đầu tiên là cách thiết lập kỹ thuật này. Thường thì khi mới mua về, máy của bạn được cài đặt để lấy nét tự động khi ấn một nửa phím chụp. Tôi đã cài đặt lại để phím chụp ấy chỉ còn chụp, còn lấy nét sẽ là việc của một phím khác mà bình thường không dùng để làm gì. Có nhiều lý do để tôi làm như vậy. Thứ nhất tôi thích mỗi phím chỉ có 1 chức năng như người ta vẫn thường nghĩ hơn là việc kết hợp 2 chức năng trong 1 phím. Trong nhiều trường hợp, khi đã xác định được đối tượng, bạn chỉ cần chụp, mà không cần phải lấy nét lại từ đầu, nếu sử dụng phím 2 trong 1, khi ấn chụp 1 lần nữa, máy sẽ lại lấy nét nữa, chính quá trình lấy nét không cần thiết đó có thể khiến bạn lỡ khoảnh khắc đẹp.
    Phím được thiết kế dành cho việc lấy nét thay cho phải bấm 1/2 phía chụp ở Canon 600D nằm ở phía sau thân máy. Tùy vào dòng máy của mình, bạn cũng có thể tìm được phím này với một biểu tượng hình * hoặc phím AF-ON nằm ở phía bên phải ống ngắm. Cách cài đặt đối với Canon 600D: Menu > Custom Functions (C. Fn) > Shutter/AE lock button > ...

    Đối với máy Canon 5D Mark II thì phím AF-ON chính là phím cần tìm, còn với Canon 600D, bạn sẽ phải tìm phím *


    Đây chỉ mới là một nửa của kỹ thuật. Việc thay đổi này chỉ đem lại một lợi ích là bạn có thể khóa nét đối tượng của mình dễ dàng hơn mà không cần phải khư khư tay giữa hờ phím chụp.

    Lấy nét rồi dịch khung

    Mỗi máy ảnh đều có một hệ thống điểm lấy nét của riêng nó, có thể nhìn thấy chúng khi đặt mắt vào ống ngắm. Bình thường chỉ có một điểm trong số chúng là điểm mà bạn đã chọn trước là điểm được lấy nét rõ khi dùng chức năng lấy nét tự động. Việc chúng ta cần làm ở kỹ thuật này là hãy để điểm lấy nét của bạn ở trung tâm màn hình. Việc lấy nét tại điểm trung tâm không có nghĩa rằng chúng ta chọn vùng nét của bức hình nằm ngay trung tâm. Tôi ngắm vào đối tượng và cũng lấy nét điểm cần được lấy nét ngay tại trung tâm ống ngắm, khóa nét bằng việc buông phím * ra và không đụng vào nữa, lúc này hệ thống lấy nét tự động không còn hoạt động, đối tượng đã nét rõ ràng, dịch khung máy ảnh tại chỗ để có bố cục thích hợp, sau đó chỉ việc bấm phím chụp.
    Một điều nữa mà tôi muốn giới thiệu ở đây. Trên máy ảnh của mình, phím chụp khi ấn một nửa còn dùng để khóa đo sáng. Điều này rất có ích khi chụp ở chế độ Av (ưu tiên khẩu độ) hoặc Tv (ưu tiên tốc độ). Tôi đã cài máy ảnh để đo sáng cho khuôn mặt, và trong lúc lấy nét đôi mắt, tôi cũng khóa đo sáng bằng việc ấn một nửa phím chụp. Bằng cách đó, khi dịch khung, máy ảnh sẽ không thay đổi các thiết lập đo sáng.

    Lợi ích của kỹ thuật

    Lấy nét bằng phím phía sau thân máy sẽ rất tiện khi chụp ảnh sự kiện, thể thao, đám cưới, và bất cứ ai muốn chụp những hành động nhanh, di chuyển nhanh. Còn việc lấy nét rồi dịch khung là một kỹ thuật giúp bạn chụp nhanh hơn rất nhiều, bạn không cần phải tính toán xem đối tượng sẽ nằm ở vùng nào của ánh, mình cần phải lấy nét điểm nào, hơn thế nữa, bạn sẽ có thể sáng tạo nhiều hơn về bố cục khi nhìn đối tượng qua ống ngắm.
    Cuối cùng, kỹ thuật này cũng chẳng hẳng hưởng đến việc bạn chụp ảnh liên tiếp. AI Serve Focus, hay Continous Focus vẫn dùng được bình thường.
    Tuy nhiên, trong quá trình dịch khung, bạn phải cẩn thận nếu không chú ý khoảng cách, đối tượng của bạn sẽ bị out nét.

    Tổng kết

    Đối với tôi, những kỹ thuật nhắc đến ở phía trên đã trở thành một phần không thể thiếu khi chụp ảnh. Khả năng lấy nét nhanh và chính xác, lại có bố cục thích hợp là lợi ích cực kỳ lớn mà nó mang lại.
    Tuy nhiên, mọi kỹ thuật nhiếp ảnh đều cần một khoảng thời gian để luyện tập và thuần thục. Và chỉ có trải nghiệm bạn mới biết bạn có thích nó hay không, nó có phù hợp với bạn không; nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp vẫn quen với việc lấy nét kiểu thông thường hơn. Nếu bạn đang muốn cái thiện khả năng lấy nét của mình, hãy thử trải nghiệm và kiểm chứng nhé!

    Nguồn tin: Mastering Two Alternate Focus Techniques (phamqb lược dịch)

    Khóa nét trong máy ảnh kỹ thuật số

     Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
    Khóa nét trong máy ảnh kỹ thuật số

    Khóa nét là yếu tố cần thiết cho một bức ảnh thành công.
    Lấy nét tự động là một phát minh tuyệt vời để đơn giản hóa việc chụp ảnh và làm giảm khả năng ảnh chụp bị mờ. Tuy nhiên, nó cũng không phải là hoàn hảo, và đôi khi, bạn phải hỗ trợ máy ảnh để chụp được một bức ảnh sắc nét.

    Khóa nét là công cụ hữu ích để làm việc đó. Nó cho phép bạn tập trung vào phần quan trọng nhất của khung cảnh và giữ tập trung trong khi bạn điều chỉnh khung hình, bảo đảm bức ảnh của bạn có thành phần tập trung chính xác.

    Có nhiều cách khác nhau để khóa nét, tùy thuộc vào hoàn cảnh.

    Khóa nét một bức ảnh

    Đây là cách khóa nét phổ biến nhất, và thực hiện đơn giản nhất. Nó rất hữu ích đối với những bức ảnh như ví dụ sau: đối tượng được đặt lệch tâm phía trước phông nền trong khung cảnh.
    Khóa nét là hoàn hảo cho những bức ảnh có đối tượng lệch tâm. Ảnh muskva.

    Nếu bạn chụp bức ảnh như trên mà khóa nét như bình thường, máy ảnh sẽ cố gắng đoán những gì cần phải được lấy nét. Hầu hết các máy ảnh xem phần trung tâm khung hình là phần quan trọng nhất, và tập trung vào nó. Điều này sẽ dẫn đến phông nền sắc nét, còn người phụ nữ ở phía trước thì bị mờ.
    Nếu chúng ta khóa nét như bình thường, người phụ nữ sẽ bị mờ.

    Rõ ràng đây không phải là đối tượng chúng ta muốn chụp, chúng ta muốn người phụ nữ được nhìn thấy rõ vì cô ấy là phần quan trọng nhất của bức ảnh. Người phụ nữ là đối tượng phải khóa nét.

    Để làm được như thế, đặt tiêu điểm máy ảnh tại đối tượng và nhấn một nửa nút màn trập. Bạn sẽ nghe thấy một tiếng bíp và nhìn thấy ánh sáng đi qua ống ngắm, cho bạn biết máy ảnh đã tập trung tiêu điểm. Tiêu điểm sẽ vẫn bị khóa trong khi ngón tay bạn vẫn còn giữ một nửa nút màn trập.

    Đặt đối tượng vào trung tâm và tập trung tiêu điểm, sau đó giữ một nửa nút màn trập để duy trì khoảng cách tập trung.

    Khi tiêu điểm đã được khóa, bạn có thể điều chỉnh lại khung hình trước khi chụp. Trong hình ảnh ví dụ, chúng ta đưa máy ảnh trở lại thành phần chúng ta muốn chụp và nhấn hoàn toàn nút màn trập. Điều này sẽ mang lại cho chúng ta hình ảnh tương tự như ví dụ phía trên, nhưng người phụ nữ được khóa nét chứ không phải là phông nền.

    Bạn có thể điều chỉnh lại khung hình trong khi vẫn giữ các đối tượng sắc nét.

    Điều này giúp khóa nét nhanh chóng và dễ dàng, cung cấp cho bạn rất nhiều tính năng linh hoạt mà không cần phải làm mờ khung cảnh xung quanh như cách thiết lập tự động lấy nét. Tuy nhiên, nó xảy ra một lần - ngay sau khi bạn chụp ảnh, khóa nét sẽ bị mất và bạn cần phải lặp lại quá trình. Nếu bạn muốn khóa nét nhiều bức ảnh, bạn có thể sử dụng phương pháp sau đây.

    Khóa nét nhiều bức ảnh

    Nếu bạn muốn chụp nhiều ảnh tại cùng một khoảng cách tập trung, khóa nét bình thường sẽ không có tác dụng bởi vì nó không "ghi nhớ" thiết lập giữa các bức ảnh. Tuy nhiên, nếu bạn sở hữu máy ảnh kỹ thuật số SLR thì có một thủ thuật đơn giản giúp bạn giữ khoảng cách tập trung liên tục như bạn muốn.

    Bắt đầu tập trung khung cảnh bằng cách sử dụng chế độ tự động lấy nét như bình thường. Khi đã hài lòng, chuyển ống kính sang chế độ tập trung bằng tay. Điều này vô hiệu hóa chức năng tự động lấy nét và giữ khoảng cách tập trung cố định, đảm bảo rằng tất cả các bức ảnh được khóa nét như nhau. Khi thực hiện xong, chỉ đơn giản là chuyển đổi trở lại chế độ tự động lấy nét.
    Khi đã tập trung, chuyển sang chế độ điều chỉnh bằng tay để giữ các bức ảnh được tập trung như nhau. Ảnh: dez & john3313.

    Điều này chỉ hiệu quả trong tình huống đối tượng luôn ở một khoảng cách cố định từ máy ảnh, chẳng hạn như chụp phong cảnh. Nó cũng hữu ích khi chụp một số môn thể thao hành động như đua xe, nơi những chiếc xe gần như chạy qua trên cùng một đường ngắm.
    Khóa nét là công cụ thực sự hữu ích và tôi áp dụng trên hầu như các bức ảnh để đảm bảo đối tượng chính của khung cảnh được tập trung. Khóa nét không mất nhiều thời gian để tìm hiểu và bạn sẽ sớm tìm thấy nó là một kỹ thuật vô giá để cải thiện thành phần và tăng độ rõ nét cho đối tượng trong các bức ảnh của bạn.
    Tác giả bài viết: 
    Nguồn tin: nikonvn.com
  10. Kinh nghiệm chụp rung động trong Ảnh phong cảnh

    Thay vì cố gắng làm “đông cứng” mọi lay động của chủ thể, hãy tập trung lột tả chính những sự lay động này để có một bức ảnh sáng tạo hơn.


    RGB.vn | Chụp rung động trong ảnh phong cảnh
    Nhiều người khi chụp ảnh phong cảnh thường lo lắng về việc các rung động nhỏ của lá cây hay ngọn cỏ có thể khiến cho bức ảnh trông nhòe và không đẹp. Nhưng thực ra, thay vì tìm cánh tránh né điều này, họ có thể tập trung tìm cánh diễn đạt nó sao cho chính những lay động này có thể truyền tải một thông điệp dù có khi chỉ mô tả điều kiện thời tiết thực tế của thời điểm chụp ảnh.
    Đồ nghề cần có
    - Máy ảnh.
    - Chân máy – để truyền tải được chuyển động, cần phải phơi sáng lâu, vì thế chân máy là rất cần thiết để tránh cho máy ảnh khỏi bị rung.
    - Kính lọc ND để có thể chụp ảnh tốc độ chậm hơn trong trường hợp nhiều ánh sáng.

    Để bắt đầu, hãy ngắm khung cảnh bạn định chụp, nghĩ xem nên thể hiện mức độ chuyển động trên máy bao nhiêu là hợp lý (phơi sáng lâu hay nhanh để mờ nhiều hay ít). Không có quy tắc vàng nào ở đây cả, tất cả chỉ là chụp và chụp cho đến khi có được bức hình ăn ý nhất.

    Dưới đây là một số trường hợp cụ thể.

    Thác nước.
    RGB.vn | Chụp rung động trong ảnh phong cảnh
    Nếu định chụp thác nước và muốn diễn tả lại dòng chảy của nước nhưng vẫn thể hiện được một khung cảnh thực tế, bạn có thể dùng tốc độ chụp khoảng 1/15 tới 1/60 giây (tùy thuộc vào dòng chảy nhanh hay chậm) để dòng nước vừa đủ mờ. Nếu muốn một bức hình mang tính huyền bí mờ ảo hơn, bạn sẽ phải để tốc độ chậm hơn nữa. Do tốc độ chậm sẽ đi kèm với độ mở nhỏ nên thường bạn sẽ không cần quá lo lắng về độ nét bởi độ sâu trường ảnh trong những trường hợp này thường đủ nét cho toàn cảnh.
    Biển.

    Ở bờ biển, hình ảnh các con sóng có thể sẽ rất đẹp khi được chụp với tốc độ chậm để tạo hiệu ứng sương mù mờ ảo. Nên chọn thời điểm lúc cuối ngày, khi ánh sáng ở mức thấp và có thể chụp phơi sáng lâu. Nếu chụp lúc trời quá sáng, có thể sẽ phải dùng tới kính lọc ND để đạt được hiệu quả mong muốn. Ví như bức ảnh ở trên được chụp vào giữa ban ngày với kính lọc ND Big Stopper của LeeFilter (có thể giảm đến 10 stop) kết hợp cùng với kỹ thuật multi-exposure (kỹ thuật chụp nhiều lần liên tiếp rồi kết hợp lại trong một bức hình, có từ thời máy phim, hiện chỉ còn trên một số phiên bản máy số của Nikon, Pentax và Canon gần đây nhất mới quay lại áp dụng trên 1DX. Còn ngoài ra thường dùng kỹ thuật này bằng phần mềm xử lý ảnh hậu kỳ).
    Cát.
    RGB.vn | Chụp rung động trong ảnh phong cảnh
    Với một ngày trời gió tại bờ biển, có thể tạo thành những cơn gió cát thổi thành vệt dài trông sẽ rất ấn tượng. Lưu ý, khi chụp gió cát, máy ảnh rất dễ bị hỏng nên nhất thiết phải có lớp áo bảo vệ máy ảnh chuyên dụng. Ở hình trên, máy ảnh được đặt xuống thấp gần dưới đất để diễn tả được các vệt cát và cả từng hạt cát.
    Cây hay cỏ.

    Vào những ngày gió, chụp chuyển động của cây hay cỏ đơn giản chỉ cần cố định máy ảnh vào chân máy và chụp với thời gian phơi sáng đủ lâu hoặc chụp kiểu multi-exposure. Nếu gió to, bạn có thể treo thêm vật gì đó vào chân máy để tăng thêm trọng lượng giúp máy đứng vững. Với ảnh chụp đồng cỏ, do khi cỏ chuyển động, hàng rào cũng bị lung lay theo trong khi ý đồ người chụp vẫn muốn hàng rào trông sắc nét và chỉ có có lay động. Vì thế, phải chụp với nhiều tốc độ khác nhau cho đến khi tìm được tốc độ tối ưu nhất cho cả hai đối tượng là cỏ lau và hàng rào.
    Chuyển động của lá cây nếu được xử lý tốt cũng sẽ tạo nên những ấn tượng nghệ thuật nhất định, như diễn tả lại được cơn gió đang phần phật thổi qua. Bức ảnh chụp cây ở dưới được chụp với kỹ thuật multi-exposure với 10 kiểu liên tiếp, tạo nên một khung cảnh mờ ảo đẹp như tranh vẽ.
    RGB.vn | Chụp rung động trong ảnh phong cảnh
    Nếu chụp phong cảnh mà gặp trời gió bão, đừng cố tìm cách chụp “đông cứng” làm mất hết chuyển động, thay vào đó hãy tìm cách diễn tả nó, bạn sẽ thấy ảnh của mình có thêm được những sắc thái mới lạ và thú vị.

    Theo Nguyễn Hà / Sohoa
    1. Chụp ảnh phong cảnh với ống kính siêu rộng

      Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng

    2. Đối với những người nghiện chụp ảnh phong cảnh, những ống kính siêu rộng luôn là lựa chọn không thể thiếu trong bộ đồ nghề nhiếp ảnh cùng với chân máy. Nếu là lần đầu tiên sử dụng các ống kính đặc biệt này, bạn sẽ có cảm giác choáng ngợp khi cả thế giới bỗng đột nhiên thu lại trong ống ngắm. Và sau khi tấm ảnh “hoánh tráng” với núi sông hùng vĩ dưới bầu trời xanh ngắt hay cảnh thành phố rực rỡ ánh đèn được chụp từ trên cao ra đời, nó sẽ mang lại cho bạn cảm giác sung sướng rất đặc biệt.


      Những hãng máy ảnh thông dụng và nổi tiếng trên thế giới thường có hai dòng máy ảnh ống kính rời dành cho người chụp: dòng máy crop-frame giá cả bình dân với độ rộng hình ảnh bằng khoảng 1/1.6 dòng máy full-frame cao cấp. Và tuy thuộc vào việc đang sử dụng dòng máy nào, lại có những ống kính dành riêng cho dòng máy đó.

      Đối với Cropframe (CF): Đây là dòng máy có giá bán không quá cao, rất thông dụng trên thị trường. Do độ rộng hình ảnh thu được bị giảm đi 1.6 lần nên các ống kính sử dụng trên dòng máy này thường có tiêu cự nằm trong chuẩn 10-24mm. Các đại diện xuất sắc gồm có: Nikon 14-24/2.8, Nikon 12-24/4, Canon 10-22/3.5–4.5, Pentax 12-24/4, Tokina 12-24/4, Sigma 10-20/4.5-5.6.

      Các ống kính siêu rộng một khẩu độ được đánh giá rất cao về màu sắc cũng như độ nét hình ảnh. Tuy nhiên ống kính loại này thường khá đắt như Nikon 14-24/2.8 cực kỳ xuất sắc có giá gần 1800$. Với khẩu độ 4 thì việc lựa chọn trở nên dễ dàng hơn trong khoảng giá dưới 1000$ với ba đại diện có tiêu cử 12-24 từ Nikon, Pentax và Tokina. Trong đó Tokina tuy là một hãng sản xuất ống kính for (ống kính dành cho nhiều nhãn hiệu khác nhau) nhưng ống Tokina 12-24 được đánh giá có chất lượng không thua kém gì ống kính chính hãng và là niềm tự hào của nhà sản xuất này.
      Các ống kính hai khẩu độ tuy thường cho chất lượng ảnh thấp hơn một chút so với ống một khẩu nhưng Canon 10-22 và Sigma 10-20 lại rất được ưa chuộng do nó đem lại khung hình còn lớn hơn nữa khi so với những ống kính khác. Điều này giúp bạn thu được hình ảnh bao quát và đặc sắc hơn.


      Đối với dòng máy Fullframe (FF): Đây chính là sự lựa chọn tuyệt vời của các nhiếp ảnh gia thích chơi ảnh phong cảnh. Tuy giá bán của FF không dễ chịu với thu nhập chung nhưng chất lượng hình ảnh của nó thì vượt trội hơn CF rất nhiều. Do hiệu ứng méo ảnh nên người sử dụng FF thường chọn tiêu cự trong khoảng 14-50 khi muốn chụp góc rộng.
      Nikon 14-24/2.8 lại một lần nữa được góp mặt trong dải ống kính siêu rộng cho FF, đứng cùng với nó là các ống như Canon 16-35/2.8, Canon 17-40/4, Nikon 16-35/4, Tokina 16-28/2.8, Sigma 17-50/2.8.

      Do yêu cầu về chất lượng khe khắt, dẫn đến việc các ống kính góc rộng dành cho FF có giá khá cao, hầu hết đều trên 1500$ và là một khoản đầu tư không nhỏ. Tuy nhiên chụp ảnh phong cảnh với FF và ống siêu rộng là một trải nghiệm tuyệt vời mà bạn nên thử khi có dịp. Chắc chắn bạn sẽ có một cái nhìn khác biệt hơn hẳn về những cảnh vật mà thường ngay sao ta chỉ thấy nó bình thường đến thế.





      Một số lưu ý khi chụp ảnh phong cảnh: Tripod (chân máy ảnh) rất quan trọng. Một chân máy ảnh chắc chắn không chỉ giúp bạn triệt tiêu những rung động khiến hình ảnh bị nhoè mà còn giảm thiểu nguy cơ bị rơi, đổ máy. Chân máy ảnh là phụ kiện không thể thiếu khi bạn muốn phơi đêm với thời gian bấm máy lên tới hơn 30 giây hay trong điều kiện gió giật mạnh khi chụp trên những đỉnh núi cao.
      Các bộ kính lọc phụ trợ: Có rất nhiều bộ kính lọc phụ trợ cho chụp ảnh phong cảnh, ví dụ như kính lọc Skylight, CPL giúp bầu trời trở trong xanh hơn, làm hiện rõ những khối mây trắng đang nổi cuồn cuộn trên nền trời. Hay loại kính lọc phân cực ½ giúp điều chỉnh khi nền trời qúa sáng chói mà vẫn giữ nguyên độ sáng trên mặt đất. Hay loại kính ND giảm từ 4-8 khẩu độ, giúp cho tốc độ chụp trở nên lâu hơn, rất thích hợp khi bạn chụp ảnh thác nước hay sông hồ và muốn trông thấy những dòng chảy mịn và mềm mại như nhung.

      Độ méo hình: Độ méo hình là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh của bạn. Hầu hết các ống kính siêu rộng đều bị méo hình ở góc, nếu có thể tận dụng tốt hiệu ứng này, tấm ảnh của bạn trông sẽ hút mắt hơn, thu hút hơn rất nhiều. Chẳng hạn như khi chụp ảnh các toà nhà cao tầng trong thành phố, hiệu ứng méo hình làm ta có cảm giác kiến thúc trở nên hùng vĩ và vững chãi hơn.





      Góc nhìn và thời điểm: Việc thay đổi góc nhìn từ cao xuống thấp có thể đem lại những cảm giác hoàn toàn mới lạ và đặc sắc. Tương tự như vậy, một cảnh vật vào lúc hoàng hôn và bình minh thông thường đều trông khác hẳn nhau. Những kỹ thuật như chụp ngược, chụp góc sát mặt đất giúp cho tấm hình của bạn nổi bật lên giữa những tấm hình “ưa nhìn” khác. Hãy thử nghiệm nhiều góc chụp khác nhau và chụp vào nhiều thời điểm trong ngày.
      Chơi ảnh phong cảnh không chỉ là một thú vui mà còn là niềm đam mê. Có những cuộc chơi tốn kém đến hàng chục ngàn USD để đi đến những nơi có phong cảnh kỳ vỹ nhất của thế giới, và cũng có những cuộc chơi thầm lặng giới thiệu đến mọi người phong cảnh quen thuộc của chính thành phố mình đang sinh sống. Và bất cứ cuộc chơi nào, cách chơi nào cũng đều đem đến cho người chụp những kinh nghiệm và khoảnh khắc vô cùng thú vị.